3 sai lầm phổ biến nhất khi dịch thuật tiếng Nhật

Views: 561 

Dịch thuật là một nghề yêu cầu độ chính xác cao, nhiều dịch thuật viên mới vào nghề khó tránh phải những sai sót dẫn đến việc dịch sai ngữ nghĩa, câu văn lủng củng,… làm ảnh hưởng đến kết quả bản dịch và thời gian dịch thuật. Dưới đây là một vài sai lầm phổ biến khi dịch thuật tiếng Nhật phổ biến mà dịch thuật viên cần lưu ý và khắc phục.

3 sai lầm phổ biến khi dịch thuật tiếng Nhật
3 sai lầm phổ biến khi dịch thuật tiếng Nhật

1. Dịch word-by-word

Có rất nhiều bạn mới tiếp xúc với nghề dịch thuật sẽ dịch theo cách “word by word” – dịch từng chữ, từng từ, nguyên văn bản gốc. Đây là sai lầm tuyệt đối không nên phạm phải. Bởi vì mỗi ngôn ngữ sẽ có câu trúc câu, ngữ pháp khác nhau, bạn cần làm quen với ngôn ngữ nguồn, ghi nhớ về những kĩ thuật viết, ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ,… và sử dụng đối tượng theo đúng các chủ đề khác nhau.

Một từ, nếu là trong tài liệu kỹ thuật sẽ có nghĩa khác với một tài liệu văn học, điều cần thiết ở dịch giả là nắm bắt được nội dung mà tài liệu đang muốn hướng đến để cung cấp một bản dịch đúng nghĩa, đúng ngữ cảnh. Và việc truyền tải ngôn ngữ từ bản gốc sang bản dịch sang văn phong khác nhau đã được quy định từ trước. Việc dịch từng chữ một sẽ đem đến nhiều rắc rối, sai phạm và độ chính xác của bản dịch là vô cùng thấp.

Vì thế, bạn nên trau chuốt bản dịch của mình, sử dụng từ điển thông dụng, từ điển địa phương hay từ điển thuật ngữ chuyên ngành, điều này sẽ giúp bạn sử dụng đúng hơn các từ vựng cho nhiều chủ đề khác nhau.

2. Lạm dụng thuật ngữ

Nhiều dịch giả có xu hướng lạm dụng thuật ngữ chuyên ngành, sử dụng từ ngữ phức tạp hay những định nghĩa “cao siêu”, dài dòng nhằm mong muốn có được bản dịch thuật tiếng Nhật “chuẩn chuyên ngành”. Tuy nhiên, điều này không được đánh giá cao, nó gây khó chịu cho người đọc, không cô đọng, súc tích và đôi khi sẽ mắc lỗi đạo văn từ những văn bản khoa học khác.

Lời khuyên cho việc này là: Trước hết, bạn nên xem xét kĩ yêu cầu của khách hàng, xem họ mong muốn một bản dịch thế nào, mục đích của việc sử dụng bản dịch đó. Nếu khách hàng chỉ cần bản dịch đó phục vụ cho mục đích cá nhân thì bạn nên tối giản hóa ngữ nghĩa, không nên phóng đại ngôn từ; còn nếu là một bản dịch cho tính chất thương mại, xuất bản, dự án, công trình,… cần độ chính xác cao thì bạn nên dựa vào tiêu chuẩn từ phía khách hàng để đáp ứng đầy đủ, chính xác.

3. Văn phong dịch thuật tiếng Nhật chưa phù hợp

Bạn nhận một tài liệu kỹ thuật kiến trúc xây dựng, bạn không thể sử dụng văn phong văn học mô tả, tiểu thuyết để diễn tả ngôi nhà, kiến trúc của công trình đó như một hoàng cung của Nhật hoàng được. Việc này làm sai lệch ý nghĩa của bản gốc, người đọc, khách hàng của bạn sẽ không hiểu được chính xác bản gốc muốn truyền tải điều gì và dễ gây ra sai lầm nghiêm trọng. Thế nên, bạn nên xem xét kỹ lưỡng tài liệu mà mình đảm nhận dịch thuật đang thuộc lĩnh vực nào để lựa chọn ngôn phòng và bộ ngữ nghĩa câu từ cho chính xác.

Lưu ý văn phòng phù hợp khi dịch thuật

Lưu ý văn phòng phù hợp khi dịch thuật

Bạn có thể tham khảo dịch vụ dịch thuật tiếng Nhật chuyên nghiệp mà Công ty Dịch Thuật Chuẩn cung cấp với đội ngũ dịch thuật viên giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp và dịch thuật đa dạng chuyên ngành, lĩnh vực. Dịch vụ dịch thuật sẽ mang đến cho khách hàng một bản dịch chất lượng, giá rẻ và nhanh chóng.

Liên hệ Công ty TNHH Dịch Thuật Chuẩn 

TRỤ SỞ HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: Tầng trệt, Tòa nhà Anh Đăng, 215 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3 (Ngã tư giao với đường Lý Chính Thắng)

Điện thoại: 028.393.22099 – 028.393.22098 – 028.627.555.77

Email: saigon@dichthuatchuan.com

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Địa chỉ: 258 Xã Đàn, Q.Đống Đa(Gần đoạn giao Xã Đàn và Phạm Ngọc Thạch )

Điện thoại: 024.3237.3663 – 024.32444.083

Email: hanoi@dichthuatchuan.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hình ảnh tác giả