Quy trình và hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì?

Views: 226,151 

Có rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra rằng hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì? Hôm nay, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết đến các bạn quy trình chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp đúng chuẩn quy định pháp luật 2023.

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì?

Quy trình chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hầu hết mô hình kinh đây hiện nay đều bao gồm 5 giai đoạn cơ bản như sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị các thông tin

  • Mô hình kinh doanh
  • Lĩnh vực cũng như ngành nghề lựa chọn kinh doanh
  • Tên, địa chỉ đặt trụ sở công ty kinh doanh
  • Người đại diện, thành viên
  • Vốn điều lệ

Giai đoạn 2: chuẩn bị các loại hồ sơ giấy tờ

  • Giấy tờ cá nhân (CMND/CCCD/ Passport)
  • Giấy đề nghị
  • Điều lệ công ty
  • Giấy ủy quyền

Giai đoạn 3: Đăng ký hồ sơ

  • Xác định cơ quan nơi đăng ký kinh doanh
  • Nộp hồ sơ và đóng lệ phí
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Giai đoạn 4: Làm con dấu pháp nhân

Giai đoạn 5: Công bố công ty 

  • Đăng ký chữ ký số
  • Đăng ký khai báo thuế
  • Nộp tờ khai và thuế
  • Phát hành hóa đơn GTGT

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp thì mỗi mô hình kinh doanh sẽ yêu cầu những loại hồ sơ khác nhau. Ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn quy trình chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty TNHH.

>>> Xem thêm: Chi phí thành lập công ty trọn gói mới nhất

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì?
Mỗi mô hình kinh doanh sẽ yêu cầu các loại giấy tờ khác nhau

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thu tuc thanh lap cong ty TNHH 1 thành viên bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao của các loại giấy tờ pháp lý:

          + ) Giấy tờ cá nhân của người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật

          + ) Giấy tờ của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp

          + ) Giấy tờ  người đại diện ủy quyền cùng văn bản cử người đại diện ủy quyền.

          + ) Trong trường hợp chủ sở hữu công ty là các tổ chức nước ngoài thì bản sao của giấy tờ cần phải được chứng thực của các bên lãnh sự quán.

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với những công ty được thành lập bởi sự góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư từ nước ngoài theo quy định pháp luật.
Hồ sơ thành lập công ty TNHH
Công ty TNHH 1 thành viên do một cá nhân làm chủ

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên 

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì? Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách các thành viên công ty.
  • Bản sao của các loại giấy tờ pháp lý sau:

          + ) Giấy tờ cá nhân của người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật.

          + ) Giấy tờ cá nhân thành viên công ty, cổ đông sáng lập và nhà đầu tư nước ngoài/

          + ) Giấy tờ cá nhân của tổ chức, cá nhân người đại diện ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập và nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện ủy quyền.

          + ) Trường hợp thành viên, cổ đông là các tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý phải hợp pháp.

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với những công ty được thành lập bởi sự góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư từ nước ngoài theo quy định pháp luật.

>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại tphcm

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên
Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 2 thành viên hợp nhất theo quy định

Quy trình nộp hồ sơ và nhận kết quả 

Bước 1: Các cá nhân, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Đóng các lệ phí theo quy định.

Bước 3: Khi hồ sơ ĐKDN được tiếp nhận, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho cá nhân nộp hồ sơ.

Bước 4: Sau khi cấp Giấy biên nhận, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ nhập đầy đủ thông tin từ hồ sơ thành lập công ty, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về Đăng ký Doanh nghiệp.

Bước 5: Nếu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không được chấp thuận trên Hệ thống thông tin quốc gia, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp sẽ ngừng thực hiện thủ tục đăng ký. Người có thẩm quyền ký văn bản sẽ đề nghị dừng thủ tục và gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và thông báo về việc dừng thực hiện thủ tục và hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

 Nếu Phòng Đăng ký kinh doanh từ chối đề nghị dừng thủ tục đăng ký doanh nghiệp, họ sẽ cung cấp thông báo bằng văn bản và giải thích lý do cho người thành lập doanh nghiệp.

Quy trình nộp hồ sơ
Quy trình 5 bước nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Thông qua những thông tin trong bài viết hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì? Hy vọng rằng, những thông tin hữu ích này phần nào giúp bạn có được sự chuẩn bị đầy đủ và thuận lợi trong việc thành lập doanh nghiệp riêng của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hình ảnh tác giả

admin