Bật mí ý nghĩa của bộ đồng phục đầu bếp 

Views: 420 

Để nhằm làm tăng phong cách chuyên nghiệp, tạo nên nét đặc trưng của từng nhà hàng và khách sạn và tác phong phục vụ một cách tốt hơn. Đồng phục đầu bếp là một trang phục vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Mỗi chi tiết đều hàm chứa một số công năng, mục đích sử dụng và ý nghĩa tôn lên những điều thú vị về nghề bếp.

Trang phục của đầu bếp chuyên nghiệp

Trang phục của đầu bếp chuyên nghiệp

Cũng giống như các loại ngành nghề khác nhau trong xã hội hiện nay, thì nghề đầu bếp cũng có một bản sắc riêng, một bộ trang phục riêng chuyên cho bếp. Nhìn từ bên ngoài bộ đồng phục này, có thể giúp phân biệt và nhận biết được từ vị trí trong công việc hoặc từng cấp độ của mỗi nhân viên trong khu bếp.

Không chỉ đơn giản là một bộ đồng phục mang phong cách bình thường, bộ trang phục của một người đầu bếp cũng có một lịch sử được hình thành và ý nghĩa từ bên trong một cách đáng trân trọng.

Vì vậy, khi bắt tay vào công việc, những người đầu bếp luôn luôn có tác phong rất chỉnh chu trong bộ đồng phục của mình.

Khi đã khoác lên bộ trang phục này rồi, mọi người sẽ luôn nỗ lực hết sức để mang đến cho các thực khách một trải nghiệm món ăn tuyệt vời, đem lại giá trị dinh dưỡng cao và đem lại cho khách hàng một dịch vụ hài lòng.

Vậy ý nghĩa đằng sau của bộ đồng phục bếp là gì? Cũng như công năng hay mục đích sử dụng như thế nào?

Cái mũ của đầu bếp

Mũ đầu bếp không chỉ đảm bảo vệ sinh mà còn là biểu tượng của nghề Bếp

Mũ đầu bếp không chỉ đảm bảo vệ sinh mà còn là biểu tượng của nghề Bếp

Đây là một trong những biểu tượng đặc trưng của người đầu bếp, ngoài ra còn có chức năng bảo đảm yếu tố vệ sinh trong các khâu chế biến các món ăn.

Có một câu chuyện về nguồn gốc về chiếc mũ này từ thời vua Henry VIII – Vương quốc Anh. Trong lúc đang dùng bữa tại hoàng cung, thì vị vua đã phát hiện trong chén súp của mình có sự xuất hiện một sợi tóc. Và kể từ đó trở đi, nhà vua ra lệnh cho tất cả những ai làm trong khu vực nhà bếp cũng đều phải đội mũ che lại toàn bộ phần tóc của mình đảm bảo vệ sinh trong lúc chế biến món ăn.

Hiện nay, có hết thảy 5 kiểu mũ đầu bếp được dùng một cách phổ biến đó là:

  • Mũ Beret: có hình trụ ngắn và vành tròn

  • Mũ Skull: Cap hình trụ đơn thuần

  • Mũ Toque: Mũ được xếp thành nếp có hình ống trụ màu trắng

  • Mũ Flared Toque: Mũ có vành tròn vừa nửa đầu và phần trên phồng

  • Mũ Chef Wrap: Là một loại khăn rằn được cột một cách khéo léo.

Vào giữa thập niên 1800, Marie Antoine Careme đã sáng tạo ra mũ Toque và được dùng một cách phổ biến cho đến tận hiện nay.

Số lượng công thức người đầu bếp đã sáng tạo ra được sẽ tương ứng với số vết nếp gấp trên mũ. Với những người đầu bếp dày dạn kinh nghiệm và chuyên môn tay nghề cao sẽ có kích thước chiều dài của mũ càng cao.

Áo đầu bếp

Áo đầu bếp truyền thống thường có màu trắng

Áo đầu bếp truyền thống thường có màu trắng

Kiểu áo đầu bếp truyền thống thường sẽ có màu trắng, thiết kế dài tay, được làm bằng 2 lớp vải cotton để có thể bảo vệ tránh khỏi khói, lửa, dầu… cho người đầu bếp khi đang chế biến món ăn.

2 hàng cúc trong vạt áo có thể được chuyển đổi qua lại để có thể giữ cho áo luôn được sạch sẽ, mang đến một tác phong vô cùng chuyên nghiệp.

Hiện nay, thiết kế đã có những thay đổi mới như tay ngắn, in thêu logo nơi làm việc, chức danh, hàng cúc được ẩn bên trong áo đem lại một cảm giác thoải mái hơn cho đầu bếp.

Khăn đầu bếp

Với công năng thấm mồ hôi, có thể được sử dụng cấp cứu khi cần thiết hoặc có thể bảo đảm thân nhiệt của đầu bếp khi đi vào kho thực phẩm đông lạnh. Nên chất liệu vải mềm thường được sử dụng làm khăn quàng cổ cho đầu bếp.

Bên cạnh đó,

Màu sắc là yếu tố cũng thể hiện trình độ tay nghề và phong cách chuyên nghiệp của người đầu bếp. Sau đây là một cách thắt khăn quàng cổ của một người đầu bếp chuyên nghiệp”

  • Trải khăn một cách bằng phẳng lên trên bàn, phía mũi nhọn sẽ hướng về người đang thực hiện thắt khăn.

  • Từ phía nhọn của khăng, sẽ gấp lên một phần và như thế cứ tiếp tục gấp lên cho đến khi hết khăn là được. Chú ý khi gấp, có thể vuốt nhẹ để có thể có được một nếp gấp thật đẹp và thẳng. Có thể dùng bàn ủi để có nếp gấp thẳng và đẹp hơn. Nên bảo đảm phần đường may sẽ phải nằm phía sau của dải khăn.

  • Sau đó đeo khăn lên trên cổ. Điều chỉnh lại 1 phần khăn ngắn và 1 phần khăn dài hơn. Tiếp theo, có thể đặt một phần dài lên trên phần ngắn. Quấn quanh một vòng khăn ngắn rồi vòng ra phía đằng trước. Tiếp theo, bạn có thể luồn một phần khăn dài qua điểm gút và kéo xuống phía bên dưới để tạo thành 2 phần đuôi khăn. Hai phần phía đuôi của khăn sẽ có thể luồn ra phía đằng sau và được nhét vào điểm gút. Làm như thế sẽ có thể giúp cho 2 phần đuôi của khăn không sẽ bị bung ra phía ngoài. Và như thế đã hoàn thành xong các thao tác thắt khăn của một người đầu bếp.

Bên cạnh 3 bộ phận chính kể trên,

Thì đồng phục đầu bếp ngoài ra còn có thêm giày dép, quần và tạp dề. Kết hợp lại với nhau sẽ tạo thành một một đồ đồng phục bếp thể hiện tác phong chuyên nghiệp, vẻ ngoài gọn gàng và tôn vinh tinh thần trách nhiệm của đầu bếp trong quá trình chế biến ra những món ăn ngon. >>> Xem thêm thông tin đơn vị may đồng phục nhà hàng khách sạn uy tín

Đồng Phục Thái Hòa

42 Khu Bạch Đằng Luxury, 85 Đường Cầu Niệm, P.Nghĩa Xá, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng

Điện thoại: 0225.6.599.899 – 0989.111.115

Website: dongphucthaihoa.vn

hình ảnh tác giả

admin