Bê tông cốt thép và những kiểu nhà bê tông cốt thép
Views: 320
Để đem đến một công trình xây dựng chắc chắn, đảm bảo an toàn khi đưa vào sử dụng cần phải có rất nhiều loại vật liệu khác nhau như xi măng, cát đá, sơn… tạo nên bê tông cốt thép.
Bê tông cốt thép là gì?
Bê tông cốt thép là một loại vật liệu xây dựng phức hợp do hỗn hợp các vật liệu xây dựng và các chất phụ gia tạo nên bê tông tươi, bê tông thương phẩm kết hợp với cốt thép cùng tác dụng chịu lực với nhau tạo nên sản phẩm bê tông cốt thép.
Kết cấu bê tông cốt thép
Bê tông được chế tạo, đúc từ xi măng và cát sỏi tác dụng với nước tạo thành dạng đá nhân tạo có khả năng nén khá nhưng khả năng chịu kéo lại rất kém đó là bê tông.
Trong khi đó cốt thép là vật liệu chịu kéo hoặc chịu nén đều tốt. Do vậy người ta đã đặt cốt thép vào trong bê tông để tăng cường khả năng chịu lực cho kết cấu.
Tại sao có hiện tượng nứt gãy bê tông cốt thép ?
Khi ứng suất của bê tông cốt thép vượt quá cường độ chịu kéo của bê tông thì vết nứt sẽ xuất hiện, vết nứt đi dần lên phía và kết cấu bê tông cốt thép bị gãy khi ứng suất bê tông cốt thép còn khá nhỏ so với cường độ chịu nén của bê tông.
Như vậy là lãng phí khả năng chịu nén của bê tông. Nếu đem đặt cốt thép vào vùng bê tông chịu kéo, lực kéo sẽ do cốt thép chịu, nhờ đó có thể tăng tải trọng đến khi ứng xuất bê tông tươi, bê tông thương phẩm đạt đến cường độ chịu nén của bê tông và ứng suất đạt tới cường độ chiu kéo của cốt thép.
Bê tông cốt thép có thể chịu lực nhiều hơn bê tông có cùng kích thước đến rất nhiều ( hàng chục lần ).
Vì cốt thép chịu lực tốt nên kết cấu cốt thép được đặt trong các cấu kiện chịu nén như: cột, thanh nén của dàn để tăng khả năng chịu lực, giảm kích thước tiết diện và chịu các lực kéo xuất hiện do ngẫu nhiên.
Vật liệu thép tiền chế
Thép tiền chế, như tên gọi của nó là một loại vật liệu thép được thi công cấu kiên trước tại xưởng trước khi được mang tới lắp đặt loại công trình.
Thép tiền chế thường được sử dụng trong các công trình như: nhà xưởng, nhà kho, công trình nhà máy,….
4 kiểu kiến trúc nhà ở phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay có rất nhiều kiểu dáng về nhà ở và mỗi loại hình kiến trúc đều có những ưu, nhược điểm riêng. Trong số đó thì có 4 loại nhà thường được nhiều gia chủ đầu tư thiết kế xây dựng vì những ưu điểm và phù hợp với môi trường đô thị hiện nay.
Một kiểu kiến trúc nhà bê tông cốt thép phổ biến
Căn hộ chung cư
Ưu điểm lớn nhất của loại hình nhà ở này là mọi hoạt động đều được diễn ra trên cùng một mặt phòng. Vì vậy rất thuận tiện cho sinh hoạt, luồng giao thông đi lại và không gây ra những trở ngại gì. Tuy nhiên hạn chế của nó lại ở chỗ do tất cả các phòng chức năng cùng nằm trên một mặt phẳng nên không gian trong phòng không phong phú.
Nhà phố, biệt thự (2 tầng trở lên)
Do diện tích sinh hoạt được phân bố ở các tầng khác nhau nên trong nhà cần bố trí nhiều cầu thang liên kết giữa các tầng. Ưu điểm của loại hình này là có thể bố trí các khu tĩnh, động khác nhau. Ví dụ phòng ngủ cách xa phòng khách nên tạo được sự yên tĩnh. Nhược điểm là cầu thang chiếm diện tích lớn, kể cả những loại cầu thang xoắn ốc hay cầu thang một nhịp thẳng đứng được coi là chiếm diện tích ít nhất cũng cần đến 5m2.
Nhà lệch tầng
Các khu chức năng được phân bố ở các bề mặt khác nhau, xê dịch độ cao nhất định theo chiều thẳng đứng tạo thành căn hộ có bề mặt nhà cao thấp khác nhau. Chênh lêch giữa các bề mặt không quá chiều cao một người, đứng ở bền mặt này có thể nhìn thấy bề mặt kia. Tuy các tầng nhà đã có sự xê dịch nhưng vẫn khống chế được diện tích nhà hợp lý, hiệu quả. Làm phong phú thêm hình ảnh tầng sinh hoạt, tạo không gian thoáng đãng, góc view đẹp nhưng lại bất tiện khi nhà có trẻ nhỏ hoặc người già, yêu cầu chống rung khắt khe hơn các loại nhà khác.
Nhà hình chữ L
Nhà hình chữ L khiến cho việc phân phối năng lượng âm, dương trong phòng không cân bằng, chủ nhà sẽ không có cơ hội thăng tiến sự nghiệp, cuộc sống cũng bị mất cân bằng. Ngoài ra, vị trí của cửa chính và các phòng trong nhà đôi khi cũng gây ra nhiều vấn đề rắc rối.
Tham khảo thêm các bài viết khác tại trang chủ!