Các loại hình công ty tại Việt Nam – Ưu và nhược điểm của từng loại hình

Views: 356 

Hiện tại ở Việt Nam có 5 loại hình công ty chính bao gồm: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty Hợp Danh, công ty Cổ Phần và Doanh nghiệp tư nhân. Vậy các loại hình công ty này có ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng TIM SEN tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

các loại hình doanh nghiệp

Các loại hình công ty hiện nay tại Việt Nam

1. Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình công ty do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu (gọi chung là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty. Tức là nếu đăng ký vốn điều lệ là 100 triệu đồng thì khi có rủi ro xảy ra, họ phải chịu trách nhiệm trên 100 triệu đồng đó. 

Ưu điểm:

  • Chỉ có duy nhất một chủ sở hữu, có quyền quyết định trong quản lý và điều hành công ty. 
  • Cơ cấu tổ chức công ty đơn giản
  • Có thể chuyển nhượng vốn sang cho các cá nhân hoặc tổ chức nên có khả năng huy động vốn cao 
  • Khi chủ sở hữu chuyển nhượng vốn niêm giá thì không phát sinh thuế thu nhập cá nhân phải nộp. 

Nhược điểm:

  • Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về rủi ro trong kinh doanh trong phạm vi số cam kết góp vào công ty nên loại hình công ty này nhận được ít sự tin tưởng từ đối tác. 
  • Loại hình công ty này không được phát hành cổ phiếu, không được giao dịch trên sàn chứng khoán. 
  • Nếu bạn huy động vốn bằng cách chuyển nhượng vốn từ hai cá nhân hoặc tổ chức khác trở lên thì bạn phải làm hồ sơ chuyển đổi loại hình công ty từ công ty TNHH 1TV sang Công ty TNHH 2 TV trở lên hoặc công ty Cổ Phần. 
  • Hiện tại, công ty TNHH một thành viên là loại hình được thành lập nhiều nhất với tỉ lệ hơn 65% số doanh nghiệp thành lập. 

2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Ưu và nhược điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên 

Đây là loại hình công ty có thành viên là các nhân hoặc tổ chức, có từ 2 thành viên góp vốn trở lên nhưng không được vượt quá 50 thành viên.

Ưu điểm:

  • Cơ cấu tổ chức công ty đơn giản, dễ quản lý, giấy phép kinh doanh thể hiện rõ thông tin thành viên và tỷ lệ vốn góp của từng người.
  • Ít rủi ro cho thành viên trong công ty khi hoạt động, bởi thành viên chỉ chịu trách nhiệm khi rủi ro phát sinh trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Có thể chuyển nhượng vốn, bán lại phần vốn đã góp cho cá nhân, tổ chức khác. Vì vậy, loại hình này có khả năng huy động vốn cao. 
  • Khi các thành viên muốn chuyển nhượng vốn, có thể chuyển nhượng ngang giá. Điều này sẽ không phát sinh tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp.

Nhược điểm:

  • Thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong quá trình kinh doanh trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty. Do đó có ít sự tin tưởng từ các đối tác muốn liên kết. 
  • Không được phát hành cổ phiếu và giao dịch trên sàn chứng khoán. 

3. Công ty Hợp Danh

Công ty Hợp Danh phải có ít nhất hai chủ sở hữu chung của công ty, cùng kinh doanh dưới một tên chung gọi là thành viên hợp danh. Bên cạnh thành viên hợp danh có thể có thêm thành viên góp vốn.

Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty, trong phạm vi số vốn đã góp. 

Ưu điểm:

  • Có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm đăng ký kinh doanh

Nhược điểm: 

  • Không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn

Hiện tại, hầu hết công ty hợp danh được thành lập dựa trên số vốn góp của công ty và các cá nhân. Số lượng công ty thành lập hằng năm cũng không nhiều. Theo thống kế của năm 2019, chỉ có 18 công ty Hợp Danh được thành lập trong tổng số 138.139 doanh nghiệp. Vì vậy các chủ doanh nghiệp nên cân nhắc khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp này. 

>>> Xem thêm bài viết: Các bước thành lập công ty nếu bạn có ý định mở công ty nhé!

4. Công ty Cổ Phần

Công ty Cổ Phần có cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức. Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn vào công ty. Vốn của công ty được quy đổi thành mệnh giá cổ phần và chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. 

Ưu điểm:

  • Ít rủi ro cho cổ đông hơn các loại hình khác. Vì cổ đông chỉ chịu trách nhiệm khi có phát sinh xảy ra trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
  • Công ty Cổ Phần có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu và đưa lên sàn giao dịch chứng khoán. 
  • Có thể chuyển nhượng vốn cho cổ động trong và ngoài công ty. Số lượng cổ đông công ty là không giới hạn. 
  • Loại hình này có khả năng huy động vốn cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp.

Nhược điểm:

  • Ít niềm tin với đối tác khi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp.
  • Trên giấy phép kinh doanh của công ty Cổ Phần không cập nhật thông tin của cổ đông sáng lập hay cổ đông góp vốn. Nên trường hợp công ty có quá nhiều cổ đông thì việc quản lý hay điều hành công ty rất phức tạp. Dễ xảy ra những trường hợp không đồng nhất giữa các cổ đông về tổ chức bộ máy quản lý. 
  • Các cổ đông khi mua bán hoặc chuyển nhượng cổ phần phải nộp thuế thu nhập cá nhân bằng 0.1% giá trị chuyển nhượng cổ phần. 

5. Doanh nghiệp tư nhân

Là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự cá nhân đó chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về tất cả mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ưu điểm: 

  • Vì loại hình này chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn bộ mọi việc bằng tất cả tài sản của mình như tiền, nhà, đất, xe… nên sẽ tạo được sự tin tưởng hơn cho đối tác khi liên kết hợp tác. 
  • Cá nhân tự làm chủ nên có quyền quản lý và điều hành toàn bộ công việc

Nhược điểm:

  • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, dù đóng góp cam kết góp vào thành lập công ty là bao nhiêu thì doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Điều này dẫn đến rủi ro cho chủ doanh nghiệp là rất cao, cao hơn nhiều so với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên. 
  • DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, cũng như không được bán phần vốn góp cho các cá nhân hoặc tổ chức khác nên không có khả năng huy động vốn.
  • Do mang nhiều rủi ro nên rất ít cá nhân chọn loại hình này để đăng ký kinh doanh.

Nếu bạn không chắc chắn mình đã lựa chọn chính xác và phù hợp các loại hình công ty cho doanh nghiệp của mình hay chưa, bạn có thể liên hệ với TIM SEN để được tư vấn và hỗ trợ qua website timsen.vn hoặc gọi trực tiếp hotline 0903016246.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH TIM SEN

 Tòa Nhà Văn Phòng Hoàng Anh Safomec 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM

 Bãi đậu xe: 3/1 Thành Thái, P.14, Quận 10, Tp.HCM

 Hotline: 0903 016 246

hình ảnh tác giả