Vốn doanh nghiệp: Nắm vững để kinh doanh thành công

Views: 458 

Khi bắt đầu nghiên cứu và tiến hành kinh doanh, bạn sẽ thường nghe về “vốn.” Nhưng vốn là gì? Có bao nhiêu loại vốn? Vốn không chỉ bao gồm tiền mặt mà còn rất nhiều yếu tố khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại vốn quan trọng trong kinh doanh mà bạn phải nên biết.

Các loại vốn quan trọng trong kinh doanh và thành lập công ty
Các loại vốn quan trọng trong kinh doanh và thành lập công ty

Định nghĩa vốn là gì? Vai trò của vốn trong doanh nghiệp

Vốn là một nguồn lực tài chính được sử dụng để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Vốn là tổng giá trị của các tài sản mà một doanh nghiệp có được, bao gồm tài sản hữu hình (như nhà cửa, máy móc, thiết bị,…) và tài sản vô hình (như bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền,…). Các loại vốn có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, là nguồn lực quan trọng giúp doanh nghiệp hoạt động, phát triển và sinh lợi nhuận.

Vốn có vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó:

  • Vốn là tiềm lực vững chắc giúp doanh nghiệp mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và mở rộng phạm vi hoạt động.
  • Vồn đồng thời là nguồn tài chính để trả lương cho nhân viên, chi trả các chi phí vận hành doanh nghiệp và đầu tư cho phát triển sản phẩm.
  • Hơn nữa, vốn giúp tăng cường sức cạnh tranh, xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, giúp thúc đẩy tiêu thụ, nâng uy tín của doanh nghiệp,…

==> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ hỗ trợ thủ tục mở chi nhánh công ty trọn gói TPHCM

7 loại vốn cơ bản trong doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh có các loại vốn cơ bản như sau:

Vốn điều lệ

Căn cứ vào Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là số tiền mà các thành viên góp vốn ban đầu khi thành lập doanh nghiệp. Nó là cơ sở để xác định tư cách pháp nhân của doanh nghiệp và được ghi trên giấy phép đăng ký kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là phần tài sản còn lại thuộc chủ sở hữu của cổ đông sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp. Nó cũng bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ khác.

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản doanh nghiệp (ngắn hạn + dài hạn) – Tổng nợ phải trả

Vốn cố định

Vốn cố định là phần vốn được sử dụng để mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp, bao gồm nhà cửa, máy móc, thiết bị, vật liệu,… Nó được sử dụng trong một thời gian dài và không được phép thanh lý.

Vốn là yếu tố quan trọng góp phần hoạt động kinh doanh hiệu quả
Vốn là yếu tố quan trọng góp phần hoạt động kinh doanh hiệu quả

Vốn lưu động

Vốn lưu động là phần vốn trong các loại vốn tiêu biểu có thể được sử dụng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nó bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng tồn kho hay các khoản phải thu,….

Vốn đầu tư

Vốn đầu tư là tổng tài sản được tích lũy hay huy động bởi nhà đầu tư, với mục đích phục vụ cho phát triển và đầu tư sinh lời cho doanh nghiệp. Nói cách khác chính là khoản tiền tự nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện kế hoạch trước đó, có thể hình thành từ vốn trong nước hay vốn nước ngoài.

Vốn vay

Vốn đi vay là số tiền mà doanh nghiệp vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng hoặc các cá nhân khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn vay được trả lại trong một thời hạn nhất định và kèm theo lãi suất.

Vốn tích lũy

Trong các loại vốn thì vốn tích lũy là phần vốn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, được dùng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là yếu tố không thể thiếu trong vốn đầu tư để sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các chủ đầu tư thường chuyển một phần vốn tích lũy được từ lợi nhuận ròng của doanh nghiệp để tái đầu tư và nâng cao tổng vốn đầu tư ban đầu lên.

Tích lũy vốn hiệu quả cho việc kinh doanh
Tích lũy vốn hiệu quả cho việc kinh doanh

Kế hoạch quản lý vốn hiệu quả

Doanh nghiệp cần có một kế hoạch quản lý vốn và phân loại vốn hiệu quả để đảm bảo sử dụng vốn một cách hợp lý và có hiệu quả. Kế hoạch quản lý các loại vốn cần bao gồm các nội dung sau:

  • Xác định nhu cầu về các loại vốn của doanh nghiệp.
  • Huy động vốn từ các nguồn phù hợp.
  • Sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả.
  • Theo dõi và kiểm soát tình hình sử dụng các loại vốn.

==> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói chuyên nghiệp tại TPHCM trọn gói, giá rẻ của Hoàn Cầu Office

Lời kết

Việc phân loại vốn trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nguồn vốn và có kế hoạch sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn. Qua bài viết, chúng tôi hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức về vốn cũng như các loại vốn cơ bản. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hình ảnh tác giả

Lập Xuân