Các lưu ý bổ sung ngành nghề kinh doanh trong đại dịch Covid
Views: 376
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu mở rộng ngành nghề kinh doanh vì thế đã lựa chọn giải pháp thuê các đơn vị cung cấp dịch vụ thay đổi, bổ sung ngành nghề có uy tín. Tuy nhiên, đâu đó cũng sẽ tồn tại những rủi ro khó lường trước được, vì thế để thay đổi hay bổ sung ngành nghề kinh doanh được suôn sẻ, doanh nghiệp cần phải lưu ý nhiều vấn đề khác mà bài viết dưới đây sẽ nêu rõ.
Một vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay mà mọi doanh nghiệp cần phải đề phòng đó là rủi ro bổ sung ngành nghề kinh doanh khi chưa nghiên cứu kỹ lượng thị trường sẽ dẫn đến những thua lỗ sau này, đặc biệt là trong đại dịch nguy hiểm đang phải đối mặt.
Những lưu ý cơ bản khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
Để thay đổi ngành nghề kinh doanh, những gì mà doanh nghiệp bạn cần phải lưu ý đến như sau:
- Biết rõ ngành nghề kinh doanh muốn bổ sung thuộc nhóm có điều kiện hay không có điều kiện, trong trường hợp có điều kiện thì điều kiện đó là gì.
- Chủ động thực hiện mã hóa ngành nghề kinh doanh muốn thay đổi, bổ sung về ngành nghề kinh doanh cấp 4 theo quy định của hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.
- Phải thực hiện thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề với cơ quan có thẩm quyền. Theo luật doanh nghiệp năm 2014 đã có quy định tất cả các ngành nghề được kinh doanh và không được phép kinh doanh và ở mục giấy phép kinh doanh không còn là “danh sách các ngành nghề kinh doanh của công ty” đó là lý do mà nhiều doanh nghiệp vẫn nghĩ rằng mình có thể kinh doanh tất cả các ngành nghề mà không cần phải đăng ký. Vì thế hãy đọc thật kỹ và làm theo các hướng dẫn mà luật pháp Quy định để tránh mất thời gian và nhiều hệ lụy về sau.
- Nếu bạn kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì hãy xác minh mình đã đáp ứng đủ điều kiện và có tất cả các giấy tờ cần thiết ngay từ thời điểm làm hồ sơ.
- Trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp sẽ công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày vì thế bạn phải bắt buộc tuân thủ thực hiện, nếu không thực hiện hoặc thực hiện trễ doanh nghiệp bạn sẽ bị phạt hành chính từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.
- Nên liên hệ trực tiếp với UBND quận huyện để tham khảo ý kiến và giải đáp các thắc mắc kỹ lưỡng nhất nhằm tránh mất thời gian và cắt giảm bớt chi phí đi lại.
Mẫu giấy thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh
Tên doanh nghiệp CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số:… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG BÁO THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Kính gửi: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
1. Tên doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa)………………………………………………………………………..
- Giấy ĐKKD số:……………………………………………………………………………………………………….
- Do:……………………………………………………………………………Cấp ngày: …………………………..
- Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………………….
- Điện thoại:……………………………………………………Fax:………………………………………………….
- Email:………………………………………………………….Website:……………………………………………
2. Họ tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa):……..
- Nam/Nữ: ……………………………………………………………………………………………………………….
- Chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu):……………..Ngày cấp:……………….Nơi cấp……………
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………
Đăng ký thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh như sau:
1. Ngành nghề kinh doanh đã đăng ký:
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
2. Ngành nghề kinh doanh bổ sung thay đổi:
………………………………………………………………………………………………………………………………………
Doanh nghiệp cam kết:
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung thông báo này.
……….., ngày……….tháng………năm 20…..
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ)
Kèm theo thông báo thay đổi:
-…………………………………….
-…………………………………….
Trên đây là những lưu ý về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh hiện nay, kèm theo đó là mẫu giấy thông báo thay đổi ngành nghề mà doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ.
Tham khảo: Dịch vụ kế toán trọn gói