Chia sẻ kinh nghiệm để làm một người quản đốc sản xuất giỏi

Views: 234 

Ngành công nghiệp ngày càng đi lên và sự biến động không ngừng như hiện nay là một cơ hội cũng như thách thức vô cùng lớn đối với các công ty và doanh nghiệp sản xuất. Để có thể bắt kịp sự thay đổi của thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải “gồng mình” để thích nghi từ khâu sản xuất, nguồn hàng hóa, giá thành của sản phẩm và đầu ra đạt chuẩn, … cho đến công tác quản lý nguồn nhân lực hoạt động tại nhà máy. Tất cả những yếu tốt trên đều phải được đặt trong tình trang cấp thiết và luôn cập nhật đổi mới ngay khi cần thiết.

Quản đốc sản xuất giỏi cần có những kinh nghiệm gì?
Quản đốc sản xuất giỏi cần có những kinh nghiệm gì?

Vậy để đảm bảo điều đó được thực hiện một cách suôn sẻ và đáp ứng tốt công tác sản xuất của doanh nghiệp đang hoạt động thì luôn cần đến một người quản lý và giám sát giỏi, trực tiếp điều hành công tác sản xuất tại nhà máy, đó chính là quản đốc sản xuất.

Vậy câu hỏi đặt ra chính là: “Để đảm trách được vai trò quan trọng của một nhà quản lý sản xuất tại phân xưởng thì cần có những kinh nghiệm gì?” – Trường Đào tạo MTC chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một số thông tin về kinh nghiệm của một nhà quản đốc sản xuất giỏi cần phải nắm ngay sau đây.

Kinh nghiệm cần có của người Quản đốc sản xuất giỏi

  • Quản lý điều phối, sử dụng lao động và nguyên vật liệu theo kế hoạch
  • Báo cáo tình hình sản xuất định kỳ ngày, tuần, tháng, quý, năm.
  • Thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất đã đề ra và nội quy ATLĐ, kỷ luật lao động, VSTP, PCCC.
  • Chuyên tâm trong vấn đề đào tạo tay nghề công nhân mới.
  • Thiết lập kèm theo kiểm soát quy trình sản xuất tại xưởng
  • Giám sát, và thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm, đặc biệt kiểm tra các công nhân có chấp hành tốt nội quy Công ty.
  • Kiểm soát kỹ lưỡng quy trình vận hành thiết bị sản xuất.
  • Đánh giá đề bạt và xử lý kỷ luật đối với tổ trưởng và công nhân vi phạm nội quy công ty.
  • Phân công và thiết lập bảng mô tả công việc đầy đủ và cụ thể cho thực tập và công nhân
  • Phối hợp chặt chẽ với phòng quản lý chất lượng đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa đối với những sản phẩm không phù hợp của xưởng.
  • Bắt buộc phải có ca trực và tham gia trực sản xuất đầy đủ theo lịch phân công.
  • Tổ chức kiểm tra cũng như đánh giá tay nghề công nhân một cách khách quan nhất, có lợi và công bằng cho tất cả người tham gia buổi đánh giá.
  • Tổ chức sinh hoạt, giáo dục, tuyên truyền, xây dựng tinh thần đoàn kết giữa các công nhân trong ca và xưởng
  • Thực hiện một số nhiệm vụ được giao do Trưởng phòng Điều hành sản xuất hoặc ban giám đốc phân công.
  • Lập bảng báo cáo, dự báo tình hình các thiết bị và công nhân hiện tại, hoặc cần bổ sung thêm trong tương lai.

Hiệu quả trong hoạt động kinh doanh xuất phát chủ yếu cũng từ hoạt động sản xuất mà ra chính vì thế người Quản đốc sản xuất đóng vai trò cực kỳ quan trọng để mang đến những thành quả nhất định cho một tổ chức kinh doanh. Quan trọng hơn hết, họ chính là cầu nối giữa bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm và bộ phận quản lý cấp trên, đó cũng là lý do mà khi muốn trở thành một nhà quản đốc sản xuất giỏi, bạn không chỉ cần phải nắm chắc các kỹ năng quản lý con người, máy móc, xử lý vấn đề, dự báo một phần rủi ro mà chính bạn còn phải thường xuyên cập nhật những kiến thức quản lý mới để đá ứng tốt nhất nhu cầu chung của hội nhập.

9 điều mà một nhà quản đốc sản xuất mới KHÔNG NÊN có

Bên cạnh việc trở thành một nhà quản lý giỏi, bạn phải gạt bỏ và thay đổi triệt để những yếu tố như sau để không phải mắc sai lầm trong công tác nghiệp vụ của mình:

9 điều mà một nhà quản đốc sản xuất mới KHÔNG NÊN làm khi đảm nhiệm chức vụ
9 điều mà một nhà quản đốc sản xuất mới KHÔNG NÊN làm khi đảm nhiệm chức vụ
  1. Luôn nghĩ rằng mình biết mọi thứ: Đừng bao giờ nghĩ rằng mình biết tất cả mọi thứ trong quá trình đảm nhận chức vụ quản đốc sản xuất, bởi lẻ mọi thứ luôn được thay đổi và sự thay đổi đặc biệt nhất đó chính là ở khả năng quản lý con người, chính bán sẽ phải đối diện với những thách thức rất lớn nếu luôn nghĩ rằng mình biết mọi thứ, hãy cởi mở và tiếp nhận những điều mới mẻ.
  2. Cố gắng thay đổi mọi thứ: Đừng cố gắng thay đổi những thứ đã thuộc về doanh nghiệp khi bạn chưa tìm hiểu kỹ, hay học cách phân biệt rõ ràng giữa 2 từ “khác biệt” và “sai lệch” trước khi hành đồng theo ý của mình.
  3. Sợ hãi khi làm bất cứ việc gì: Đối với một nhà quản đốc sản xuất “mới” có thể sẽ rất e ngại với mọi thứ những hãy thoát ra vỏ bọc đó vì không đơn giản để bạn có thể nhận được chức vụ như bây giờ, đó là sự tin tưởng của tất cả mọi người vào khả năng của bạn.
  4. Không dành thời gian để tìm hiểu công nhân: Quản lý con người là một trong những yếu tốt vô cùng quan trọng khi trở thành bất kỳ một nhà quản lý nào và quản đốc sản xuất cũng không ngoại lệ, nếu bạn không bỏ thời gian ra để tìm hiểu công nhân của mình muốn gì thì chắc hẳn bạn sẽ làm họ cảm thấy không phục và mất dần niềm tin vào người cấp trên của mình.
  5. Không dành thời gian cho sếp: Như đã nói ở trên, quản đốc sản xuất chính là cầu nối giữa công nhân và cấp trên của bạn, hãy cố gắng dành thời gian cho sếp của mình vì trước kia bạn cũng từng là 1 nhân viên, chính bạn cũng đã từng muốn sự giúp đỡ của sếp và họ đã giúp đỡ bạn như thế nào? Đừng bảo giờ nghĩ rằng họ không cần không muốn bỏ thời gian ra cho bạn, hãy chủ động báo cáo và đề xuất những ý kiến mà bạn muốn đến sếp để hoạt động công ty trở nên liền mạch nhất.
  6. Không chú ý tới những vấn đề hay nhân viên gây rối: Hãy chú ý tới những vấn đề phát sinh trong công việc hoặc giữa các nhân viên với nhau để giải quyết triệt để nhất khi chúng chỉ mới nhen nhóm.
  7. Kìm nén bản thân quá mức: Bạn là một quản lý không có nghĩa là bạn phải nghiêm nghị mọi lúc mọi nơi hay để bản thân mình thoải mái như 1 “con người”, thoải mái cười nói và vui vẻ vì như vậy sẽ khiến cho công việc của bạn được suôn sẻ hơn.
  8. Không bảo vệ nhân viên của bạn: Đã trở thành 1 nhà quản đốc sản xuất thì bạn nên biết cách bảo vệ nhân viên của mình và luôn mang đến cơ hội tốt nhất để họ phát triển, hãy cảm nhận lúc bạn chỉ là một nhân viên thì điều bạn trông cậy vào người sếp của mình lúc bấy giờ là gì?
  9. Tránh nhận trách nhiệm: Với một cương vị là nhà quản lý vì thế dù là trách nhiệm có nhỏ hơn lớn bạn cũng phải nhận 100% trách nhiệm, đừng chối bỏ hay diện lý do. Việc nhận trách nhiệm sẽ giúp cho bạn trở thành một tấm gương tốt cho nhân viên cấp dưới.

Chúng tôi hy vọng rằng với những chia sẻ trên đã giúp cho bạn nhận ra được trách nhiệm của một nhà quản đốc sản xuất là gì? Hãy trở thành một người quản lý tốt để làm tấm gương sáng cho đội ngũ nhân viên cấp dưới của bạn. Chúc bạn thành công.

Xem thêm: Học nghiệp vụ quản lý kho chuyên nghiệp tại MTC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hình ảnh tác giả