Chiến lược nội dung trong SEO

Views: 349 

Trong thời đại Digital Marketing là chiến lược chủ chốt của nhiều nhãn hàng, SEO càng trở nên hữu ích như một đứa con cưng của các marketer.

Tuy nhiên làm sao để hiểu đúng hơn về SEO cũng như cách tạo ra những nội dung chạm tới insight người đọc, các Marketers cần nắm vững hệ thống phân loại Content một cách rõ ràng và chắc chắn.

Sau đây là hệ thống phân loại này cùng những tips để sử dụng chúng hiệu quả trong bài viết Chiến lược nội dung trong SEO.

Chiến lược Content hiệu quả

Đầu tiên chúng ta phải hiểu nội dung bao gồm những loại nào? 

Hiểu nội dung SEO theo 3 trạng thái: Fresh Content, Updated Content và Fixed Content

Người dùng khi tìm kiếm bất kỳ thông tin gì, họ cũng đều quan tâm đến những thông tin nóng hổi được cập nhật liên tục gọi là Fresh Content, khi khác họ lại tìm kiếm những thông tin như là một chân lý hiển nhiên gọi là Fixed Content và đôi khi là những kiến thức và thông tin lâu ngày nay đã có thể cập nhật, thay đổi được gọi là Updated Content

Update content

Người làm SEO cho rằng, cứ chịu khó cập nhật thông tin lên website hàng ngày sẽ làm Google Index nhanh hơn và Google chăm sóc website của bạn nhiều hơn, cùng với đó là thứ hạng sẽ phần nào được ưu tiên hơn, nhưng lại có những website cập nhật hàng ngày tin tức và thông tin mới nhất thì lại có thứ hạng thấp hơn cả những trang web không cập nhật nội dung trong thời gian dài. Vậy làm thế nào khi tìm kiếm Google đưa ra nhiều nguồn thông tin tốt và mới nhất cho người dùng 

Khi người dùng tìm kiếm thì Google luôn ưu tiên các nội dung mới, hữu ích và có giá trị với người dùng. Nhưng sự thật là không giải nội dung nào càng nhất thiết phải cập nhật mới, giả sử như “công thức luộc trứng gà” chẳng hạn? Bạn có nghĩ rằng khi viết một bài mới chắc chắn hay hơn bài viết cũ mèm đó không ?

Fresh Content (Giá trị 12h – 48h)

Fresh Content: Là loại nội dung chỉ có giá trị cấp bách về tin tức thông tin, thường chỉ được lan truyền trong thời gian 12 – 48h và sẽ mất giá trị ngay sau đó.

Fresh Content

Updated Content (Giá trị: 6 tháng – 1 năm)

Updated Content: Là loại nội dung có giá trị lâu hơn Fresh Content và thường tồn tại trong thời gian trung bình 6 tháng đến một năm. Ví dụ như nội dung giáo dục, chính sách, bảng giá, luật lệ,… và sẽ cần phải nâng cấp, thay đổi, bổ sung sau khi bị lỗi thời. 

Fixed Content (Giá trị: Lâu dài – vĩnh viễn)

Fixed Content: Là loại nội dung mà vĩnh viễn có giá trị dài lâu. Ví dụ: lịch sử, kiến thức hàn lâm, luận văn, thơ ca, định luật, chân lý cuộc sống, tác phẩm văn học, Những loại nội dung cố định này thường không phải thay đổi hay bổ sung gì nhiều.

Đến đây chúng ta có thể hiểu rằng những bài viết ở dạng Fresh Content sẽ bị đẩy lùi thứ hạng chỉ sau vài ngày và những loại nội dung Updated Content có thể bị đẩy lùi thử hạng sau nửa năm và có những loại nội dung tại sao tồn tại mãi trên Top 1 mà không suy chuyến. Những website chứa các nội dung Fresh thì cũng sẽ bị đánh tụt thứ hạng uy tín nếu không được cập nhật liên tục, tương tự website chứa Updated Content cũng phải cập nhật sau một thời gian nào đó.

Ví dụ:

Một ví dụ về cách làm nội dung như trên đã được áp dụng cho trang web highlandsoft.com.vn. Do trang web này không có người chuyên phụ trách SEO nên chúng tôi quyết định thuê viết các nội dung dạng Fixed Content để có được lượng truy cập từ search ổn định và lâu dài, hiện tại website này đã có 90% truy cập từ Google. 

Hiểu nội dung SEO theo 3 Insight tra cứu: Information Query, Transaction Query và Navigation Query

Google cho rằng người dùng tra cứu theo 3 insights (hành vi, lý do tra cứu) sau: 

Question Query (88%)

Information/Question query: Tìm kiếm thông tin cho các quyết định sau này, chiếm 80% lượng từ khóa. 90% nhu cầu tìm kiếm của người dùng là tra cứu thông tin trước khi tiến hành các quyết định nào đó Vì vậy chien lược nội dung cho Mobile cần phải sát vài mục Điều tra cứu thông tin thay vì đã 4 là những nội dung quảng cáo thám chán. 

Ví dụ: Phương pháp học tiếng Trung hiệu quả.

Transaction Query (18%) 

Transaction query: Thực thi hành động như mua hàng, chiếm 10% lượng từ khóa, 10% nhu cầu tìm kiếm là hành động mua hàng. Lúc này chiến lược nội dung phải đáp ứng được việc cung cấp đúng và đầy đủ nội dung bán hàng để chuyển đổi tốt nhất khách hàng viếng thăm website thành khách hàng thực sự. 

Ví dụ: Khóa học tiếng Nhật online. 

Navigation Query (18%)

Navigation query: Tìm kiếm chi tiết theo chủ đích chủ định, chiếm 10% lượng từ khóa tra cứu, 10% là nhu cầu tìm kiếm chính xác chủ đích nội dung trong một địa chỉ hay thương hiệu cụ thể vì thế chiến lược nội dung không chỉ đơn giản là xây dựng cho SEO mà phải còn là một chiến lược nội dung tích hợp được xây dựng nhằm mục đích gia tăng nhận diện thương hiệu hoặc tạo sự chú ý nhận biết về một giải pháp nào đó. 

Ví dụ: Khóa học tiếng Nhật online Tensal.

Hiểu nội dung SEO theo 3 loại hình: User Generated, Branded và Expert Content

Người dùng khi tra cứu cũng sẽ đi tìm kiếm nội dung theo 3 loại: Tìm kiếm thông tin do người dùng khác cung cấp (User generated Content) với mục đích lắng nghe ý kiến, lời khuyên cũng như theo dõi một ai đó mà họ muốn biết, tìm kiếm thông tin của các thương hiệu mà họ quan tâm (Branded Content) và tim kiếm các kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia hay những nguồn uy tín (Expert Content) 

Các hình thức nội dung trong SEO

User Generated Content 

User Generated Content: Các nội dung được post trên các diễn đàn, mạng xã hội và được Google phân tích riêng biệt so với các loại hình nội dung khác, thường là lắng nghe xu thể xã hội, phản ứng với các nội dung Braided và Editorial để xếp hạng cho các nội dung đỏ nên được coi là lý tưởng cho việc xây dựng backlink và traffic cho các website cần SEO. Các nội dung này cũng rất dễ lên TOP nhanh nhưng cũng sẽ tụt hạng khi hết lượt quan tâm.

Ví dụ: Chia sẻ các khó khăn khi tự học tiếng Nhật. 

Branded Content 

Branded Content: Là loại nội dung do các website doanh nghiệp, kinh doanh đưa lên và Google sẽ theo dõi, phân tích về tính chất lý tính, đặc điểm để ranking các nội dung về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Các loại Content này thường được xếp hạng cao trên Các từ khóa Transaction query.

Ví dụ, Tài liệu tự học tiếng Nhật cơ bản và Trung tâm Tensai.

Expert Content

Editorial/Expert Content: là loại hình nội dung chỉ dẫn kiến thức và dẫn dắt thông tin nên Google rất coi trọng phân tích và xếp hạng dự án theo các chỉ dẫn này, chính vì thế các thương hiệu, vấn đề, backlink. .. được dẫn dắt từ các nội dung này luôn được đánh giá cao. Cũng vì thế, các Website hay bài viết dạng Expert Content luôn được đề cao và ranking tốt về thứ hạng. 

Ví dụ: Biết tiếng Nhật và cơ hội phát triển bản thân trong thời đại kinh tế hội nhập,

Tóm lại

Khi làm chiến lược nội dung cho một công ty về nội thất, chúng tôi đã quyết định sử dụng nhiều các dạng nội dung Expert Content để dẫn dắt thị trường và đặc biệt làm thương hiệu rất tốt cho website khiến lượng truy cập sẽ đến đều hơn từ search, social và thậm chí là truy cập trực tiếp do thương hiệu được biết đến nhiều, 

Đặc biệt, lượng truy cập tăng nhanh lên gấp đôi chỉ sau vài tháng phát triển các dạng nội dung chuyên gia. Dạng nội dung chuyên gia rất dễ tạo tiếng vang về thương hiệu nên truy cập tăng mạnh không chỉ từ search mà còn là truy cập trực tiếp. 

Như vậy khi làm nội dung cho các chiến dịch SEO thì chúng ta cần phải hiểu sâu về người cũng sẽ tìm kiếm như thế nào để đưa ra được một chiến lược nội dung đúng đắn và chuẩn xác. Như vậy mới có thể được Google đánh giá cao và đưa lên vị trí tốt trên công cụ tìm kiếm. 

Dịch vụ SEO chuyên nghiệp không chỉ là những phần kỹ thuật như chúng ta thường thấy như tối ưu code web, các thẻ phức tạp, các công cụ phần mềm SEO hay spamlink vô tội vạ. SEO đó là tối ưu sự hiểu biết người dùng khi tra cứu để đưa ra một nội dung đáp tốt nhất với thời gian nhanh nhất. Để tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ SEO bạn có thể tham khảo ngay bài viết “SEO là gì?”

>>> Tham khảo: Các công cụ thông dụng sử dụng trong SEO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hình ảnh tác giả