Decal in mã vạch có mấy loại và ý nghĩa của chúng
Views: 307
Decal in mã vạch hay còn gọi là in tem nhãn dán, là một phương pháp lưu trữ và truyền thông bằng một loại ký hiệu đó là mã vạch bao gồm các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và con số. Sự thay đổi về độ rộng và kích cỡ giữa các vạch thẳng nhằm biểu diễn thông số hay chữ số dưới dạng mà các máy quét có thể đọc được.
Phân loại các loại decal in mã vạch hiện nay
Ngày nay, trên thị trường việc sử dụng nhiều chất liệu decal khác nhau nhằm tạo ra sự đa dạng cho sản phẩm cũng như tăng độ thu hút đến với người dùng nếu tem dán được in mẫu mã đẹp và bắt mắt. Để làm được điều đó, tem nhãn ngày càng được tạo ra bởi nhiều chất liệu khác nhau, phổ biến nhất hiện nay là các loại tem như sau:
Dựa theo công nghệ in
In decal cảm nhiệt: Khi dùng loại giấy này, người dùng không phải trang bị thêm các loại mực in ấn chuyên dụng. Đầu in của máy in mã vạch sẽ tác động một cách trực tiếp lên bề mặt giấy. Chất mụi than trên giấy sau đó sẽ được đốt nóng để tạo ra các dòng thông tin trên sản phẩm. Giấy in tem cảm nhiệt trực tiếp giúp tiết kiệm phần lớn chi phí mực in nhưng có tuổi thọ khá thấp, chỉ khoảng dưới 1 năm, mực dễ bị mờ và trầy xước.
In decal chuyển nhiệt: Để tạo ra thông tin sản phẩm trên loại giấy in này chúng ta cần sử dụng thêm mực in mã vạch. Máy in sẽ trực tiếp đốt nóng mực in khiến cho chúng nóng chảy và tạo ra nội dung trên giấy mà người dùng mong muốn. Đầu in mã vạch sẽ không tiếp xúc trực tiếp với giấy cho nên tuổi thọ cao hơn. Chất lượng decal in từ loại giấy này thường tốt hơn, ít bị hỏng và mực lâu phai.
Dựa trên chất liệu in
Decal in mã vạch giấy: Giấy là một trong những chất liệu thường xuyên được sử dụng trong in ấn với chi phí rẻ nhất, bì thế nếu sử dụng giấy để in decal nhãn dán thì việc tiết kiệm chi phí sẽ trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, chất liệu này thường không bền bị đặc biệt là khi gặp nước vì thế doanh nghiệp làm trong điều kiện môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước cần phải cân nhắc thật kỹ vấn đề này.
Decal in mã vạch nhựa: Loại mã vạch nhựa có độ bền cao và rất được ưa chuộng trong các ngành logistic do ít bị trầy xước và màu sắc bắt mắt dễ gây chú ý cho người khác.
Decal xi kim loại: Được ứng dụng một cách rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất, nhất là ngành điện tử, các ngành liên quan đến sản xuất linh kiện, phụ kiện, cơ khí. Decal xi kim loại có tuổi thọ vô cùng cao, chịu được tác động khắc nghiệt từ môi trường bên ngoài như độ ẩm, nhiệt độ cao, bụi bẩn, …
Decal vải: đây là loại decal được ưa chuộng trong ngành may mặc, có độ bên cao ngay cả khi giặt ủi.
Ý nghĩa của in decal mã vạch
Để làm đơn giản hóa công tác quản lý và bán hàng thì việc in mã vạch dường như là một “trợ thủ đắc lực” trong việc mang đến hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Mã vạch cũng giống như một “chứng minh thư” của hàng hóa, dùng để kiểm soát quá trình lưu động của hàng hóa từ khi nhập kho cho đến lúc tới tay người tiêu dùng và phân biệt được các loại hàng hóa khác nhau một cách chính xác.
Mã vạch gồm 2 thành phần chính: mã số để con người nhận diện và mã vạch để máy quét hiển thị thông tin.
Mã vạch được áp dụng theo tiêu chuẩn EAN với 13 con số và chia làm 4 nhóm với ý nghĩa từ trái sang phải như sau:
- Nhóm 1: Từ trái sang phải, 3 chữ số đầu là mã số quốc gia, lãnh thổ.
- Nhóm 2: 4 chữ số tiếp theo cho biết mã số doanh nghiệp.
- Nhóm 3: 5 chữ số tiếp theo cho biết mã số hàng hóa.
- Nhóm 4: số cuối cùng bên phải là số kiểm tra.
Với những thông tin trên, Công ty Công nghệ và In NSP hy vọng đã giúp cho các bạn hiểu thêm và in decal hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc in ấn decal hay các dịch vụ in ấn khác như: in catalogue, in bao bì hộp giấy, … các bạn có thể liên hệ đến công ty theo Hotline: 0967 025 063 để được hỗ trợ chu đáo nhất nhé!
Xem thêm: Tầm quan trọng của catalogue trong tiếp thị bán hàng