Đóng gói hàng hóa dễ vỡ như thế nào cho an toàn
Views: 285
Hàng hóa dễ vỡ khi cần vận chuyển cần phải được chú ý đóng gói cẩn thận, tránh bị va đập gây nứt vỡ trong quá trình vận chuyển. Bạn cần phải nắm được cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ như thế nào để đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàng hóa lẫn chất lượng. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Những dụng cụ cần thiết khi đóng gói hàng hóa dễ vỡ
Các đồ dùng có chất liệu từ thủy tinh, gốm sứ hay kính,… đều là những mặt hàng dễ vỡ, nếu như bạn đang cần vận chuyển những món hàng này đi xa thì tốt nhất phải đóng gói thật kỹ để hạn chế những món đồ này bị vỡ. Để đóng gói tốt, hãy chuẩn bị những vật dụng cần thiết để đảm bảo an toàn như: giấy bubble, thùng giấy, thùng hộp carton, giấy ni lông, giấy báo,… đây đều là những vật dụng chống sốc, đảm bảo an toàn, hạn chế va đập cho hàng hóa. Bên cạnh đó, các vật dụng này cũng sẽ giúp cho bạn gói hàng một cách dễ dàng và chuyên nghiệp hơn, cũng mang lại sự bảo đảm tốt hơn cho hàng hóa của bạn.
Trong quá trình đóng gói các đồ vật dễ vỡ, hãy nhớ chú ý bọc thật kín các cạnh và chi tiết, tránh bất kỳ va chạm nào vào những phần không được gói sẽ gây nứt vỡ hàng hóa. Và một điều cần chú ý là ghi chú hàng hóa dễ vỡ bên ngoài bao bì để những người vận chuyển lưu ý nhẹ tay.
Một số cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ phổ biến được sử dụng.
Ly, chén, đĩa
Đối với hàng hóa là chén, đĩa được làm từ chất liệu sứ dễ vỡ thì cần phải thận trọng trong khâu đóng fois, hãy chú ý sử dụng giấy bọc lại từng chiếc đĩa hay chén, nếu không có thì sử dụng túi bóng thay thế vẫn được. Sau khi đã bọc chén đĩa lại, hãy nhớ sử dụng băng dính để dán cố định chúng lại. Trước khi cho chén đĩa vào thùng, hãy lót một lớp giấy hoặc xốp ở phần đáy sau đó mới xếp chén đĩa lên trên. để hạn chế sự va đập gây ảnh hưởng đến đồ vật trong thùng.
Chú ý, không nên nhồi nhét quá nhiều chén đĩa trong cùng một thùng, nếu như không đủ có thể tách ra một thùng khác, vì nếu như chèn ép quá, trong quá trình vận chuyển có thể sẽ gây nên sự nứt vỡ, đồng thời cũng không nên xếp hàng quá lỏng lẻo, dẫn đến hàng hóa bị va đập khi vận chuyển.
Các dòng ly thủy tinh, đặc biệt là ly chân cao thường được làm bằng chất liệu thủy tinh mỏng, rất dễ vỡ. Vậy nên khi đóng gói vận chuyển lại càng phải cẩn thận. Tương tự như cách đóng gói chén đĩa bên trên, các bạn cũng sử dụng giấy báo để bọc ngoài từng chiếc ly, bên cạnh đó cũng chèn thêm giấy nhàu ở các kẽ hở để khi có va đập cũng không làm ảnh hưởng đến ly bên trong.
Khung ảnh
Nếu như hàng hóa bạn cần vận chuyển là các loại khung ảnh, có kích thước rộng thì hãy chú ý kỹ. Với khung ảnh rộng sẽ rất khó sử dụng thùng carton để chứa, vậy nên tốt nhất hãy sử dụng các loại giấy gói chuyên dụng hoặc xốp bong bóng để bảo vệ khung ảnh.
Sau khi đã gói khung ảnh an toàn bằng giấy hoặc xốp bong bóng thì hãy sử dụng băng keo cố định chúng lại, nếu vận chuyển nhiều khung ảnh cùng lúc thì giữa các không cần phải dùng khăn để ngăn cách và dùng bọc nilon cuộn và cố định lại trước khi vận chuyển.
Bóng đèn
Bóng đèn cũng có cấu tạo từ thủy tinh mỏng và rất dễ vỡ, vậy nên khi đóng gói thì nilon và xốp bong bóng là những thứ không thể thiếu. Gói những bóng đèn trong lớp nilon cần thận rồi mới xếp chúng vào thùng, nhớ là phải xếp nằm ngang để tránh bóng đèn bị bể. Nhớ lấp đầy các chỗ trống trong thùng bằng các loại giấy vụn, giấy nhàu để giảm áp lực lên đèn.
Tóm lại, bạn có thể thấy, các loại giấy gói, túi xốp, pe foam định hình, màng chít bọc hàng,… đều là những đồ vật quan trọng và cần thiết sử dụng khi đóng gói các hàng hóa dễ bể. Vậy nên khi cần đóng gói hàng dễ vỡ, đừng quên sử dụng các vật dụng này để đảm bảo hàng hóa của bạn được an toàn.