[Hướng dẫn] Hạch toán chiết khấu thanh toán theo thông tư 200

Views: 718 

Chiết khấu thanh toán có lẽ không còn quá xa lạ đối với những kế toán viên lâu năm. Tuy nhiên, đây vẫn là một khái niệm còn khá mới mẻ khi bắt đầu tiếp xúc với kế toán. Không hiểu khái niệm và cách hạch toán chiết khấu theo Thông tư 200 là tình trạng chung.

cash discount

Bài viết này sẽ hướng dẫn, cung cấp đầy đủ thông tin để dù làm một người chưa hề biết gì cũng có thể hạch toán được. Một lựa chọn khác là bạn có thể lựa chọn dịch vụ kế toán uy tín để thực hiện trọn gói mọi hoạt động kế toán và kê khai báo cáo thuế chính xác và nhanh chóng. Hiện nay dịch vụ này khá phổ biến và mang lại nhiều lợi ích. Nó được rất nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn.

Trước khi đi vào hướng dẫn cách hạch toán, ta cần hiểu rõ chiết khấu thanh toán là gì?

Chiết khấu thanh toán là gì?

Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua. Khoản Chiết khấu này tính trên số tiền đã thanh toán do người mua thanh toán tiền hàng trước thời gian được ghi trên hợp đồng.

Phân biệt chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là khoản tiền hay tỷ lệ giảm giá mà doanh nghiệp khuyến mại cho khách hàng. Khoản chiết khấu thương mại thường được hạch toán vào TK 521 và ghi giảm trừ doanh thu. Vì liên quan đến số lượng hàng hóa nên chiết khấu thương mại vẫn phải xuất hóa đơn và chịu thuế giá trị gia tăng như bình thường.

Phân biệt chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại

Trong khi đó, Chiết khấu thanh toán không liên quan gì đến hàng hóa mà chỉ liên quan đến thời hạn thanh toán khoản chiết khấu được thỏa thuận giữa người bán và người mua.

Cách tính chiết khấu thanh toán

 

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Thông tư 39/2014/TT-BTC và Khoản 1, Điều 5 của Thông tư 219/2013/TT-BTC, ta có đưa ra kết luận như sau. Mục đích của loại chiết khấu là để kích thích khách hàng thanh toán nhanh tiền hàng. Để dòng tiền được quay vòng trong thời gian ngắn hơn. Thời gian quay vòng tiền ngắn, sẽ tạo ra được nhiều vòng quay hơn. Giúp tăng tính thanh khoản cho nguồn vốn, tăng cơ hội sinh lời nhiều hơn.

Vì vậy, đây là một công cụ tài chính với bên bán và khoản phải thu đối với bên mua. Chiết khấu thanh toán không có đặc điểm của một hoạt động mua bán hay cung cứng dịch vụ thông thường. Vì vậy, chiết khấu này không cần lập hóa đơn, không cần kê khai thuế GTGT. Loại Chiết khấu này chỉ cần lập chứng từ thu, chi đối với bên mua và bên bán.

Tuy nhiên, hai bên cần phải có hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng. Trong đó ghi rõ tỷ lệ hoặc số tiền chiết khấu và chứng từ thu, chi hoặc khấu trừ công nợ.

Tại bên bán chiết khấu thanh toán

Theo mục 7.14 Công văn Số 2785/TCT­-CS và Thông tư số 78/2014/TT-BTC Doanh nghiệp chiết khấu cho khách hàng thì khoản này được tính vào tính vào chi phí của doanh nghiệp mà không bị hạn chế ở mức 15% tổng số chi như quy định cũ.

Tại bên mua nhận được chiết khấu

Theo quy định tại khoản 15, điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC Chiết khấu này được tính là khoản thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

Theo Công văn 1162/TCT­-TNCN, trong trường hợp bên nhận chiết khấu là cá nhân, thì bên chiết khấu phải khấu trừ 1% số tiền được chiết khấu và tiến hành kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân.

Tại bên chiết khấu

Bên chiết khấu lập chứng từ chi hoặc chứng từ khấu trừ công nợ. Căn cứ vào chứng từ, ghi định khoản kế toán như sau:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính: Tổng chiết khấu phải trả

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (nếu bù trừ luôn vào khoản phải thu)

Có TK 111: Nếu trả bằng tiền mặt

Có TK 112: Nếu thanh toán qua chuyển khoản.

Tại bên nhận chiết khấu

Bên nhận chiết khấu lập chứng từ thu hoặc chứng từ khấu trừ công nợ. Căn cứ vào chứng từ, ghi định khoản kế toán như sau:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (nếu giảm trừ công nợ)

Nợ TK 111: Nếu nhận tiền mặt

Nợ TK 112: Nếu nhận chiết khấu qua tiền gửi ngân hàng

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính: Tổng chiết khấu được hưởng

hình ảnh tác giả

admin