Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng Container mới 2020

Views: 456 

Vận chuyển hàng hóa dần trở thành mạch máu của nhiều ngành kinh tế hiện nay, nhiều hình thức vận chuyển đang có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy và phát triển cơ cấu kinh tế của Quốc gia.

Một trong số những phương thức vận tải được lựa chọn nhiều nhất đó chính là vận chuyển đường bộ, có thể nói vận chuyển đường bộ đã và đang được chú ý nhiều nhất hiện nay tại Việt Nam.

Đem đến cho người sử dụng những sự thay đổi vượt bậc trong cách di chuyển hàng hóa và phương tiện mà chúng ta muốn nói đến ở đây đó chính là Container.

Chở hàng Container trên biển

Vận chuyển bằng Container là gì?

Đa phần hàng xuất nhập khẩu thông thường đều có thể thích hợp với Container đường biển, bao gồm những mặt hàng chủ lực của Việt Nam như gạo, điều, cà phê, … cho đến các mặt hàng công nghệ cao như máy móc hiện đại, thiết bị điện tử, …

Vận chuyển bằng Container nhằm mục đích chuyển giao các mặt hàng có số lượng lớn hay vận tải những mặt hàng cần đi xa.

Vì thế việc vận chuyển này cần phải có một văn bản hợp đồng đầy đủ và rõ ràng để tránh xảy ra các rủi ro không mong muốn.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng Container

Đây là mẫu hợp đồng ghi nhận những thỏa thuận của 2 hay nhiều bên về việc vận chuyển một lô hàng từ nơi này đến nơi khác thông qua phương tiện vận chuyển là Container.

Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng container mới nhất 2020

Mẫu hợp đồng vận chuyển bằng Container mới nhất 2020:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

*****

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Số: …

– Căn cứ vào Luật thương mại, Bộ luật hàng hải của nước CHXHCNVN đã được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005.

– Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phương tiện hàng hóa của 2 bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm 2020, chúng tôi gồm có:

Bên A: (Tên Công ty)

Điện thoại: …

Địa chỉ:

Mã số thuế:

Tài khoản VND:

Ngân hàng:

Do Ông (Bà) :

Chức vụ: Giám đốc

BÊN B: (Tên Công ty)

Địa chỉ: Điện thoại:

Mã số thuế:

Tài khoản số: …

Được đại diện hợp pháp bởi: Ông

Chức vụ : Giám đốc

Hai bên cùng nhau thỏa thuận ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa như sau:

Điều 1: Hàng hóa – Tuyến đường – Thời gian vận chuyển:

  1. Tên hàng hóa: Bổ sung các mặt hàng thể hiện trên báo giá
  2. Số lượng: Theo thỏa thuận của từng lô hàng vận chuyển
  3. Trọng lượng hàng hóa đóng trong Container tối đa cho phép: 28T / 40’, 25T / 20’ nếu quá tải phải thông báo cho bên B biết trước.
  4. Địa điểm đóng hàng: Theo yêu cầu của bên A
  5. Địa điểm trả hàng: Theo yêu cầu của bên A

Điều 2: Phương thức giao nhận

  1. Hàng hóa sẽ được giao nhận theo phương thức nguyên container, nguyên seal (chì).
  2. Hai bên đồng ý dùng con chì (seal) bởi bên B cung cấp để niêm phong container hàng hóa.
  3. Lập biên bản giao nhận ghi rõ ràng số container, chì (theo mẫu đính kèm) tại những kho giao và nhận hàng có xác nhận của hai bên.

Điều 3: Giá cước, phương thức và thời gian thanh toán

  1. Giá cước vận chuyển theo từng thời điểm đã được thỏa thuận (Theo thông tin báo giá từ bên B đã gửi cho bên A)
  2. Phương thức thanh toán: bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản (trả vào tài khoản của bên B).
  3. Hồ sơ thanh toán bao đã bao gồm: Hóa đơn GTGT kèm theo bảng kê và biên bản giao nhận hàng hóa, phiếu cân tại cảng (nếu có), Phiếu cân, Phiếu nhập tại/hoặc chứng từ thanh toán khác theo yêu cầu của khách hàng.
  4. Thời gian thanh toán: Cuối tháng tổng kết tất cả xuất hóa đơn một lần, hoàn tất chứng từ trước ngày 5 hàng tháng thì sẽ được thanh toán vào ngày 15 hàng tháng.

Điều 4: Trách nhiệm của mỗi bên A – Trách nhiệm của bên A:

  1. Chuẩn bị đầy đủ hàng hóa theo quy định ở điều 1.Thông báo đầy đủ, chính xác và kịp thời cho bên B biết về hàng hóa, các yêu cầu vận chuyển cho từng chuyến và những yêu cầu về biện pháp bảo vệ, bảo quản hàng hóa nhằm đảm bảo an toàn nhất trong quá trình vận chuyển.
  2. Kiểm tra lại kỹ lưỡng tình trạng, chất lượng vỏ container đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hóa được an toàn trước khi sắp xếp vào container.
  3. Chịu trách nhiệm xếp hàng vào container và trách nhiệm dỡ hàng khỏi container, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về khâu chèn lót, chằng buộc hàng hóa cẩn thận trong container nhằm đảm bảo an toàn hàng hóa trong quá trình vận tải.
  4. Xếp hàng đúng trọng lượng theo quy định ở điều 1. Nếu xếp hàng quá tải phải chịu trách nhiệm về sự an toàn cho hàng hóa, chất lượng vỏ container và các phát sinh khác do việc đóng hàng quá tải gây nên.
  5. Cung cấp địa chỉ giao nhận hàng không thuộc phạm vi cầu, đường cấm đối với xe chở container. Địa điểm xếp và dỡ hàng hóa phải thuận tiện nhất cho việc di chuyển của xe ô tô chở container.
  6. Tự chịu trách nhiệm về tính pháp lý của tất cả các mặt hàng xếp trong container. Cung cấp đầy đủ những chứng từ cần thiết hợp pháp để bên B vận chuyển thuận lợi.
  7. Kiểm tra chắc chắn lại tình trạng chì, chốt tay khóa cửa container sau khi đã thực hiện việc kẹp chì và trước khi phá chì cửa container.
  8. Giải phóng hàng hóa trong khoảng thời gian miễn phí lưu container, lưu bãi tại cảng gửi hàng là 03 ngày trước khi tàu chạy và tại bãi cảng trả hàng là 05 ngày sau khi tàu cập cảng.
  9. Thanh toán tiền cước vận tải đầy đủ đúng theo thỏa thuận tại điều 3.
  10. Có trách nhiệm mua bảo hiểm vận tải đường biển.

  B –Trách nhiệm của bên B

  1. Cung cấp lịch tàu hàng tháng và báo hính thức lịch tàu từng chuyến để bên A chuẩn bị hàng hóa vận chuyển và có kế hoạch rõ ràng khi nhận hàng.
  2. Bố trí đầy đủ phương tiện vận tải, vỏ container đủ tiêu chuẩn để đóng hàng, có mặt tại nơi đóng hàng đúng thời gian yêu cầu. Nếu đến chậm và không thông báo cho bên A trước để có biện pháp xử lý kịp thời thì bên B phải chịu toàn bộ những chi phí phát sinh do sự chậm trễ theo chứng từ của bên A cung cấp.
  3. Cử dại diện cùng bên A thực hiện kẹp chì niêm phong container và giải quyết những vấn đề phát sinh vướng mắc.
  4. Có trách nhiệm vận tải hàng hóa từ kho đến kho an toàn. Tất cả mặt hàng được đóng đúng trọng lượng như trong điều 1 và đã được hạ bãi (CY) của bên B theo đúng tiến độ đều được xếp hết lên tàu (trừ khi có các thỏa thuận khác)
  5. Thường xuyên thông tin lịch trình vận tải hàng hóa cho bên A biết. Giao hàng theo đúng tiến độ đã thông báo, trường hợp giao chậm phải có thông báo kịp thời và rõ ràng cho bên A.
  6. Phát hành hóa đơn cho cước vận chuyển và các chi phí khác (nếu có) theo quy định của bộ tài chính sau mỗi đợt vận chuyển.
  7. Làm đại lý tại khu vực miền Bắc, đảm nhận trách nhiệm: đổi lệnh, chi hộ tiền vệ sinh container, D/O, nâng hạ, bốc xếp và một số chi phí phát sinh.
  8. Trường hợp bên B không đủ xe đầu kéo theo yêu cầu của bên A, bên B phải có trách nhiệm thuê xe ngoài để đảm bảo tiến độ cho bên A.

Điều 5: Điều khoản miễn trừ trách nhiệm:

Bên B được miễn trừ trách nhiệm trong các trường hợp sau:

  1. Hàng hóa bị hư hỏng do việc chất xếp, chèn lót, gia cốc hoặc do chất lượng bao bì của khách hàng không đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển container.
  2. Bên B không chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng hàng hóa xếp trong container nếu số chì còn nguyên vẹn, vỏ container không có hiện tượng va đập và móp méo trong quá trình vận chuyển.
  3. Hàng hóa bị tổn thất trong trường hợp bất khả kháng.

Điều 6: Bồi thường thiệt hại

  1. Việc bồi thường thiệt hại sẽ dựa trên nguyên tắc “các tổn thất phát sinh do lỗi bên nào gây ra thì bên đó sẽ phải chịu trách nhiệm và bồi hoàn thiệt hại thực tế”. Khi có lỗi xảy ra nhưng đã có biện pháp và thông tin cùng nhau xử lý kịp thời không để xảy ra thiệt hại thì không phải bồi thường.
  2. Nếu gây nên mất mát, hư hỏng về hàng hóa do lỗi của bên nào, thì bên đó sẽ phải bồi thường 100% giá trị tổn thất cho bên kia theo giá gốc trên hóa đơn.
  3. Nếu hàng hóa bị tổn thất một phần, 2 bên có trách nhiệm phối hợp cùng nhau để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.

Điều 7: Phạt vi phạm

  1. Nếu bên A đã báo xếp hàng, sau đó lại thay đổi mà không thông báo để xe bên B phải quay về thì bên A phải trả chi phí bằng 75% cước vận tải có hàng theo chứng từ của bên B.
  2. Lưu ca xe 1.000.000đ/ngày.
  3. Nếu bên A chậm thanh toán bên B có quyền giữ hàng để đảm bảo việc thu tiền cước vận chuyển. Thời gian quá hạn thanh toán trong vòng 01 tháng thì bên A phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định của Ngân hàng là 150% lãi vay. Trong trường hợp chậm thanh toán trên 01 tháng bên B sẽ áp dụng mức phạt lãi suất gấp hai lần lãi suất quá hạn trên.
  4. Bên A có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí phát sinh và tổn thất liên quan đến việc giữ hàng của bên B để đảm bảo thanh toán.

Điều 8: Điều khoản chung

  1. Các điều khoản khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hai bên chưa được quy định trong hợp đồng này, sẽ được áp dụng thực hiện theo thông lệ quốc tế và quy định của Pháp luật Việt Nam.
  2. Mọi tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng sẽ được hai bên hiệp thương giải quyết thông qua thương lượng trước khi áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp khác do pháp luật quy định.
  3. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản quy định trong hợp đồng. Quá trình thưc hiện nếu có vấn đề phát sinh vướng mắc hai bên cùng nhau bàn bạc giải quyết. Nếu không thương lượng được thì mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân Tp Hải Phòng theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng này có giá trị từ ngày ký đến ngày 10/2/2020. Đến hết thời hạn trên, nếu hai bên không có ý kiến gì khác, hợp đồng tự động được gia hạn thêm 01 năm. Hợp đồng này được lập thành 02 bản (hai), mỗi bên giữ 01 bản (một) có giá trị như nhau.

Đại diện bên A                                                                                             Đại diện bên B

Trên đây là mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng Container mới nhất do Vận tải AnzEn cung cấp

Hy vọng sẽ giúp quý khách có được mẫu hợp đồng hoàn chỉnh và rõ ràng nhất, đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia.

Bài viết hay: 5 điều cần biết trước khi vận chuyển hàng hóa đường bộ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hình ảnh tác giả