Nhãn hiệu và thương hiệu có giống nhau như nhiều người vẫn nghĩ?
Views: 603
Có những mặt hàng hoặc sản phẩm có thể đạt đến ngưỡng, sẽ không có thể phân biệt bằng mắt thường được. Và thương hiệu được xem là một điểm nổi bật để tạo ra được sự khác biệt giữa những sản phẩm trên thị trường.
Bài viết liên quan: Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu tại Hà Nội
Vài nét về thương hiệu và nhãn hiệu
Thương hiệu và nhãn hiệu
Khi công bố bất kỳ một sản phẩm nào đó mới ra thị trường, thường thì những công ty sẽ làm động tác đầu tiên, đó là gán nhãn hiệu lên sản phẩm và đi đăng ký bảo hộ bản quyền cho cái nhãn hiệu của sản phẩm đó.
Trong quá trình được quảng cáo và sử dụng của khách hàng, nhãn hiệu bắt đầu được ghi sâu vào nhận thức của người tiêu dùng.
Và đó là một quy trình được diễn tả như sau:
Trademark (Nhãn hiệu) -> Trustmark (Sự tin tưởng) -> Lovemark (Sự yêu thích) -> Brand (Thương hiệu). Bởi vậy, sẽ có những đặc điểm nổi bật khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu. Cùng với baohothuonghieu.com tìm hiểu phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu – đâu là ranh giới của sự khác biệt.
Thương hiệu có đặc điểm nổi bật gì?
Thương hiệu có đặc điểm nổi bật gì?
Brand tạm dịch gọi là thương hiệu, một khái niệm được dùng một cách rộng rãi ở Việt Nam gần đây. Khi nước ta bắt đầu thực hiện các chính sách hội nhập và mở cửa.
Không giống với nhãn hiệu, thương hiệu không phải là một thuật ngữ được pháp luật hóa quốc tế đồng thời trong luật pháp của Việt Nam, cho nên việc sử dụng và hiểu chưa được thống nhất, đôi khi còn bị lạm dụng.
Theo như Wikipedia thì khái niệm thương hiệu bắt nguồn từ chữ “Branding”, ám chỉ đến việc chủ của một đàn gia súc bị dùng sắt nóng và đóng dấu lên da của con vật nhằm để phân biệt giữa các đàn gia súc khác nhau.
Cho đến nay, việc sử dụng thuật ngữ này đang được dùng trong lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị và thương mại. Với mục đích để chỉ ra các dấu hiệu hoặc tệp dấu hiệu biểu thị đặc trưng sự uy tín của doanh nghiệp hoặc một mặt hàng hay sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ nào đó.
Và thương hiệu là một trong các tài sản có giá trị nhất của một doanh nghiệp trong kinh doanh, gián tiếp đóng góp và giá trị cổ phần, sự chuyển nhượng tài sản hay sự chuyển giao về quyền sử dụng.
Mối quan hệ ràng buộc giữa người tiêu dùng và thương hiệu?
Đó là tập hợp các cảm nhận của người tiêu dùng về một doanh nghiệp, sản phẩm hay những dịch vụ với các mặt như: Brand identities (mô tả nhận diện), brand values (giá trị), brand attributes (thuộc tính), brand personality (cá tính).
Xét đến đặc điểm nhận diện thì thương hiệu sẽ là cái tên hay điểm dấu hiệu sẽ giúp nhận biết được một sản phẩm hay dịch vụ.
Là một thành phần không thể thiếu và một thành phần phi vật thể của doanh nghiệp. Khi mà bằng mắt thường không thể phân biệt được đặc điểm, tính chất và công dụng thì phải nhờ cậy đến yếu tố thương hiệu để nhằm tạo ra một sự khác biệt. Thương hiệu sẽ là một tiếng nói của sự tin tưởng và an toàn.
Nhãn hiệu có đặc điểm nổi bật gì?
Nhãn hiệu có đặc điểm nổi bật gì?
Trademark tạm dịch gọi là nhãn hiệu, được dùng một cách rộng rãi từ lâu trên khắp thế giới và Việt Nam. Đây được xem là một khái niệm đã được chuẩn hóa trong pháp luật ở Việt Nam và trên thế giới.
Nhãn hiệu là “những dấu hiệu được sử dụng để nhằm phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ cùng một loại hoặc tương đồng của những địa điểm sản xuất, kinh doanh khác nhau”.
Nguồn gốc của của nhãn hiệu đã xuất hiện từ rất lâu, khi mà các thợ hoặc công trường thủ công sử dụng các dấu hiệu theo một cách riêng trên sản phẩm đồ gốm, các đồ trang sức, các vũ khí… nhằm để có thể phân biệt được những sản phẩm của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác khi hành vi mua bán, trao đổi được diễn ra.
Nhãn sẽ giúp cho người mua có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn những hàng hóa theo sở thích và nhu cầu. Nhãn hiệu là một trong những tài sản vô hình vô cùng quan trọng, đóng góp sức cạnh tranh của sản phẩm mang nhãn hiệu.
Với chức năng giúp phân biệt giữa các loại mặt hàng, sản phẩm và dịch vụ của các nhà cung ứng và sản xuất khác nhau. Cho nên công ty đăng ký bảo hộ cho một hoặc nhiều nhãn hiệu khác nhau một cách phù hợp.
Nhãn hiệu và thương hiệu – Đâu là sự khác biệt
Nhãn hiệu chính là thương hiệu: Khi mà những đối tượng được biết đến một cách rộng rãi hoặc có uy tín nhất định trên thị trường, thương hiệu cũng chính là nhãn hiệu. Đồng thời, nó có thể là một sự chỉ dẫn về địa lý hoặc tên thương mại của một doanh nghiệp.
Theo pháp luật: Luật sở hữu trí tuệ sẽ quy định việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, thương hiệu thì vẫn chưa có nên việc bảo hộ thương hiệu sẽ gây phức tạp và áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp.
Định giá: Về mặt lý thuyết thì nhãn hiệu và thương hiệu sẽ có thể được định giá nhằm xác định góp vốn, tài sản hay chuyển nhượng và chuyển gia quyền.
Khả năng bị xâm phạm:
- Nhãn hiệu: Đối thủ có thể sao chép tên một nhãn hiệu có độ phổ biến rộng, in lên hàng hóa, dịch vụ của mình để thu lợi. Vì vậy, nhãn hiệu có khả năng xâm phạm cao
- Thương hiệu: Không thể bắt chước, sao chép hay làm giả được vì nó được xây dựng trong một thời gian dài. Thương hiệu nằm trong tiềm thức, sự yêu thích của người tiêu dùng nên ít hoặc hầu như không bị xâm phạm.