Ngăn cản không cho thăm con sau ly hôn là vi phạm pháp luật

Views: 245 

Báo pháp luật hiện nay thường đưa ra những thông tin về việc ngăn cấm thăm con sau khi ly hôn có con nhỏ là đúng hay sai? Hay những thông tin tràn lan trên mạng xã hội về các hành vi bạo lực của chồng hoặc vợ sau khi đã ly hôn và ngăn cản không cho đối phương có quyền thăm con của mình, những bài viết này thường gây ra những lời bàn tán không nhỏ của dư luận hiện nay. Vậy theo luật pháp Việt Nam thì việc “ngăn cấm chồng/vợ sau khi đã ly hôn có con nhỏ muốn thăm con là có vi phạm pháp luật hay không? – Luật Vạn Tín sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn ngay sau đây.

Giành quyền nuôi con
Giành quyền nuôi con

Chúng tôi xin đưa ra 3 trường hợp đã được thấy trên mạng và cho rằng đã gây xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua:

Câu chuyện 1:

Vừa mới đây, ngày 28/10/2019, chị N.T.Lan Bình Tân, TP.HCM đã ly hôn với chồng được 2 tháng nhưng không có đủ điều kiện để nuôi cháu P.V.Kiên và người giành toàn quyền nuôi con thuộc về chồng cũ của cô. Nhưng mỗi khi đến thăm con tại nhà chồng chị đều bị gia đình bên chồng xua đuổi và hất hủi, thậm chí đánh đập và đẩy ra khỏi nhà, không những vậy chồng cũ còn buông lời nói xấu mẹ với con trai để bôi nhọ hình ảnh của mẹ trong trẻ. Sự việc trên được thuật lại theo lời kể của chị.

Ngăn cản không chi thăm con
Ngăn cản không chi thăm con

Câu chuyện 2:

Vào ngày 2/11/2019, hai vợ chồng anh L.V.Đời ngụ tại Hưng Yên, đã ly hôn có con nhỏ vừa mới đây và quyền nuôi con thuộc về chị P.T.T.Mai do anh Đời thường xuyên nhậu nhẹn, không chăm sóc cho vợ con vì thế tình cảm vợ chồng rạn nứt dẫn đến ly hôn. Tuy nhiên, mỗi khi anh Đời đến thăm con không trong tình trạng say xỉn thì chị Mai cũng từ chối và yêu cầu con ở trong phòng không được ra gặp ba, thậm chí chị còn đuổi chồng cũ về và gọi điện cho gia đình mình để lên ngăn cản và đánh đập. Sự việc do anh Đời trong tình trạng bình thường không say xỉn thuật lại.

Câu chuyện 3:

Ngày 11/11/2019 vừa qua, sự việc xảy ra đối với gia đình chị Đ.T.H.Thắm khi chị vừa mới ly dị chồng và chồng được quyền nuôi con vì có kinh tế ổn định và đủ điều kiện chăm sóc con mới 1 tuổi. Tuy nhiên, chị Thắm mỗi lần qua thăm con khi chồng đi làm chị có ba mẹ chồng ở nhà thì chị đều bị đánh đuổi đi, thậm chị bị nhốt ngoài cổng không được nhìn thấy con nhỏ. Chị Thắm kể lại sự việc trên trong tâm trạng buồn bã và khóc lóc.

Gia đình khó chịu khi vợ/chồng đến thăm con
Gia đình khó chịu khi vợ/chồng đến thăm con

Qua 3 tình huống thực tế trên trong thời gian gần đây, chúng ta có thể thấy rằng việc ngăn cản chồng/vợ cũ thăm con theo những cách thức trên là hoàn toàn không hợp lý và mất tính nhân văn.

Cản trở quyền thăm con là vi phạm pháp luật

Theo luật sư tại công ty Luật Vạn Tín, căn cứ luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đều có quy định cụ thể về quyền nuôi con và thăm con sau khi ly hôn. Căn cứ vào bản án ly hôn của tòa án đều có câu: “Không ai được ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc, giáo dục con chung”. Cho thấy người không trực tiếp nuôi con hay không có quyền nuôi con đều được thăm con, ngoại trừ trường hợp thăm con với các ý định xấu xa làm tổn hại đến con cái hoặc gây ảnh hưởng xấu đến người trực tiếp nuôi con thì sẽ không được phép thăm con và bị pháp luật hạn chế quyền thăm con.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định rõ hành vị xua đuổi, ngăn cản, dùng hình thức bạo lực để ngăn cấm vợ/chồng cũ không thăm con hoặc không cho phép cấp dưỡng cho con cái là hành vi sai trái và vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, tại điểm d, điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 còn quy định rõ về hành vi “ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau” là vi phạm luật pháp Việt Nam.

Những hành vi cản trở trên đều gây ảnh hưởng đến người không trực tiếp nuôi con và tác động đến tâm lý của con nhỏ sau này. Theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định trường hợp vi phạm pháp luật này thì người không có quyền nuôi con sẽ được nộp đơn kiện để thay đổi quyền nuôi con và thực hiện trách nhiệm chăm sóc của mình đối với con cái, tuy nhiên khả năng đơn kiện thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tài chính hiện tại, khả năng nuôi dưỡng, … những yếu tố này được đưa ra đều có tác động đến tâm lý và sự phát triển của trẻ nhỏ sau này.

Trên đây là những chia sẻ từ Luật Vạn Tín, hy vọng sẽ giải quyết được phần nào những khó khăn và trăn trở của những người phải xa con cái của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề ly hôn có con nhỏ cũng như quyền nuôi con hiện nay, người đọc có thể liên hệ trực tiếp đến với công ty của chúng tôi để giải đáp mọi thắc mắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hình ảnh tác giả