Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định
Views: 601
Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là hai yếu tố cần thiết nếu muốn thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người rất thắc mắc về hai loại vốn này. Liệu vốn điều lệ có phải là vốn pháp định hay không? Sự khác nhau giữa hai loại vốn này là gì? Hãy cùng triluat.com giải đáp toàn bộ mọi thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
Vốn điều lệ
Khái niệm
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty và được quy định tại Điều lệ để công bố trước Hội đồng cổ đông. Tài sản được tham gia góp vốn bao gồm: tiền mặt, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết, công nghệ. Các thành viên tham gia góp vốn phải lập biên bản thỏa thuận hoặc thuê các cơ quan trung gian có chức năng định giá.
Vai trò của vốn điều lệ
Vốn điều lệ được sử dụng làm căn cứ để xác định lệ phí môn bài cần phải đóng khi thành lập doanh nghiệp. Quy định thuế môn bài được pháp luật quy định cụ thể như sau:
- Nếu công ty có số vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức lệ phí môn bài cần đóng cho nhà nước là 3.000.000 đồng/năm.
- Đối với doanh nghiệp có số vốn thành lập từ 10 tỷ đồng trở xuống cần đóng thuế môn bài là 2.000.000 đồng/năm.
- Nếu doanh nghiệp là chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp hoặc những tổ chức kinh tế khác phải đóng 1.000.000 đồng/ năm cho phí môn bài.
Ngoài ra, vốn thành lập doanh nghiệp được sử dụng làm căn cứ xác định tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên trong công ty. Thông qua đó phân chia quyền lợi và nghĩa vụ của các cổ đông tham gia. Không những vậy, vốn điều lệ là điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề nhất định. Vốn điều lệ còn là sự cam kết trách nhiệm của các thành viên với đối tác và khách hàng.
Vốn pháp định
Khái niệm
Vốn pháp định là lượng tài sản tối thiểu phải có để có thể thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định do cơ quan chức năng có thẩm quyền ấn định và được quy định trong Luật doanh nghiệp Việt Nam. Tùy theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh số vốn yêu cầu sẽ khác nhau. Ví dụ, đối với lĩnh vực bất động sản số vốn pháp định yêu cầu 20 tỷ, kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải đáp ứng đủ số vốn tối thiểu là 2 tỷ đồng.
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2015, pháp luật không yêu cầu doanh nghiệp kê khai số vốn pháp định trong hồ sơ thành lập nhưng phải đáp ứng đủ vốn đối với những ngành nghề bắt buộc.
Vai trò vốn điều lệ
Vốn pháp định được đề ra nhằm hạn chế những rủi ro cũng như đảm bảo tài sản của doanh nghiệp trước chủ nợ và đối tác. Bởi thực chất những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định đều thuộc lĩnh vực mang tính đặc thủ với tính chất riêng biệt, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn xã hội.
Trên thế giới, đa số các quốc gia đang có xu hướng giảm sự ảnh hưởng và vai trò của vốn pháp định thì tại Việt Nam lại có chiều hướng gia tăng trở lại cụ thể một số ngành như sau:
- Đối với lĩnh vực kinh doanh lữ hành quốc tế có vốn pháp định 250.000.000 đồng.
- Vốn pháp định 30 tỷ đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông tín ứng dụng.
- Ngoài ra, đối với một số ngành nghề vận tải hàng không, bảo hiểm, ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng cần đáp ứng đủ số vốn pháp định nếu muốn thành lập doanh nghiệp.
Sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định
Chắc hẳn, có không ít người đang thắc mắc: “Liệu vốn pháp định có phải là tên gọi khác của vốn điều lệ hay không”. Để trả lời cho câu hỏi này, hvac.com mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé.
Sự giống nhau
Cả vốn điều lệ và vốn pháp định đều là nguồn vốn ban đầu do nhà đầu tư, các cổ đông góp vào công ty. Nguồn vốn này có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp.
Những điểm khác biệt
Bên cạnh nét giống nhau, vốn điều lệ và vốn pháp luật cũng có nét riêng biệt được thể hiện ở bảng dưới đây:
Đặc điểm | Vốn điều lệ | Vốn pháp định |
Cơ sở xác định | Nếu muốn thành lập doanh nghiệp, bắt buộc công ty phải đăng ký vốn điều lệ. Chúng có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động. | Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình công ty mà chỉ được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể. Pháp luật yêu cầu dù đang kinh doanh ở lĩnh vực nào, vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định. |
Số vốn | Pháp luật không có quy định cụ thể nào về mức vốn bắt buộc khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu công ty bạn đăng ký số vốn quá thấp sẽ rất khó tạo lòng tin với đối tác. Ngược lại nếu đăng ký vốn quá cao sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. | Nhà nước quy định mức vốn pháp định cụ thể đối với từng ngành nghề kinh doanh. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó có hơn 70 ngành yêu cầu vốn pháp định. Mức vốn được pháp luật quy định theo Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2015. |
Thời hạn góp vốn | Doanh nghiệp phải góp đủ số vốn đã cam kết trong hợp đồng từ khi công ty đi vào hoạt động. | Thực hiện góp đủ số vốn theo đúng quy định Luật doanh nghiệp Việt Nam trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký giấy phép. |
Như vậy, vốn điều lệ và vốn pháp định không phải cùng một loại vốn. Đây là hai loại vốn riêng biệt dùng để bổ sung và hỗ trợ cho doanh nghiệp được thành lập, duy trì và phát triển. Dù bất kỳ loại vốn nào đi nữa, công ty cũng cần đáp ứng đầy đủ và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Trên đây Trí Luật đã cung cấp toàn bộ những thông tin về vốn điều lệ và vốn pháp định mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải hiểu rõ. Dù bất kỳ loại vốn nào, có mục đích ra sao, khi kinh doanh doanh nghiệp cũng cần đáp ứng đầy đủ nguồn tài chính đúng quy định của pháp luật.