Phân loại máy bơm mỡ và cách lắp đặt máy bơm mỡ khí nén
Views: 332
1/ Phân loại máy bơm mỡ
Mỗi một loại máy bơm mỡ được bán rộng rãi trên thị trường hiện nay đều có những tính năng riêng biệt. Dưới đây là thông tin cơ bản về cách loại máy bơm mỡ phổ biến trên thị trường.
Máy bơm mỡ bằng tay – chân
Đây là dòng máy bơm mỡ có cấu tạo đơn giản nhất, dễ sử dụng nhất hiện nay và tiết kiệm chi phí.
Loại máy này có thiết kế và cơ chế hoạt động khá đơn giản, máy không cần đến các dạng nguồn năng lượng hỗ trợ như điện năng nên người dùng có thể sử dụng ở bất cứ đâu, rất tiện lợi và linh hoạt.
Mang mình giá rẻ và tiện lợi, là lựa chọn cho những đơn vị, garage nhỏ.
Máy bơm mỡ bằng điện
Máy bơm mỡ bằng điện là thiết bị bôi mỡ bò chuyên dụng làm trơn các thiết bị máy, động cơ máy. Loại máy này có cấu tạo phức tạp hơn so với máy bằng tay – chân.
Đây là loại máy bơm mỡ tự động bôi trơn các vật dụng cần thiết, giúp máy móc vận hành một cách ổn định, trơn tru. Với loại máy bơm bằng điện thì thiết bị này thực hiện chức năng bơm mỡ từ thùng chứa lên đầu súng bơm nhờ nguồn năng lượng điện, chính vì vậy mà tốc bộ bơm mỡ nhanh và đều hơn.
Máy bơm mỡ bò khí nén
Máy bơm mỡ khí nén là một dụng cụ hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong các xưởng sửa chữa xe ô tô, nhà máy, các khu công nghiệp lớn… Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị này mà công việc bôi trơn trở lên đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.
Với nguồn năng lượng sử dụng để bơm hút mỡ cho các động cơ, máy móc là dùng khí nén tạo nên áp lực để nén khí. Với loại máy này thì được nhiều người sử dụng nhờ tính tiện dụng và tiết kiệm chi phí. Với những tính năng nổi trội thì ngày nay người ta hay dùng máy bơm mỡ Gz-8 và máy bơm mỡ kocu gz-3 là đa số
2/ Cách lắp đặt máy bơm mỡ khí nén
Bước 1:Trước tiên cần khởi động máy bơm mỡ bò khí nén lên, sau đó truyền khí nén vào bơm thường là mức 0,6 – 0,8 Mpa
Lưu ý: Đối với từng loại máy bơm mỡ chuyên dụng lại có mức truyền khí nén khác nhau nên người dùng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
Bước 2: Kiểm tra dung lượng của thùng chứa nếu đã hết mỡ thì tiến hành bổ sung mỡ cho thùng chứa để quá trình bơm mỡ được liên tục hơn.
Bước 3: phải cố định miếng cao su lên bề mặt thùng chứa, tiếp theo là chèn ống hút mỡ vào đáy thùng, cố định bằng đinh vít cố định bên nắp thùng
Lưu ý: Cần nén mỡ thật chặt và nhẵn Để bong bóng không xuất hiện sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng mỡ bôi trơn và hiệu quả công việc.
Bước 4: Tiếp theo là lắp ống nối di động vào ống cung cấp khí.
Bước 5: Kết nối các bộ phận súng bơm mỡ với ống hút mỡ lại với nhau.
Lưu ý: Cần làm sạch các mối nối, và cố định bằng đinh vít để ngăn chặn nguy cơ rò rỉ mỡ bôi trơn khi máy làm việc.
Bước 6: Thực hiện nối thông khí nén rồi mở van điều chỉnh áp suất bằng cách chèn ống nối di động vào ống nối hút khí. Sau đó, khí nén sẽ tạo chuyển động tịnh tiến trong bơm khí, đẩy khí vào cụm puli để tạo lực chuyển động cho máy bơm mỡ bằng khí nén hoạt động bình thường mà không tốn sức như máy bơm mỡ bằng tay.
Bước 7: Khi súng bơm mỡ ngừng chuyển động với mức áp suất dầu cao nhất, người làm nhiệm vụ vận hành cần phải đảm bảo rằng không có mỡ bị rò rỉ ra ngoài. Sau khi hoàn tất quá trình này, bạn chỉ cần thực hiện bơm mỡ bôi trơn bình thường cho các loại máy móc là được.