Sơn epoxy 2 thành phần là gì | Cách pha sơn Epoxy 2 thành phần

Views: 336 

Sơn epoxy là một trong những loại sơn được sử dụng phổ biến để sơn nhà xưởng. Trong nội dung bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sơn epoxy 2 thành phần là gì? Cách pha sơn như thế nào? Thành phần của nó ra sao? Địa chỉ cung cấp sơn epoxy giá rẻ ở đâu?

Sơn epoxy 2 thành phần là gì?

Sơn epoxy 2 thành phần được ứng dụng phổ biến để sơn nền nhà xưởng. Nó được dùng làm lớp sơn bảo vệ cho nền bê tông nhà xưởng hoặc sơn bảo vệ trên bề mặt của một số vật liệu khác. Loại sơn này được cấu thành từ 2 thành phần chính đó chính là sơn hay còn được gọi là thành phần A và phần đóng rắn được gọi là phần B. Thành phần A và B thường được sản xuất và đóng gói thành 2 thùng theo tiêu chuẩn đã được quy định từ trước.

Sơn epoxy 2 thành phần là gì?
Sơn epoxy 2 thành phần là gì?

Trong đó, nhờ trong thành phần chứa các hạt tạo màu mà thành phần A có tác dụng giúp che lấp các khuyết điểm và tạo tính thẩm mĩ. Thành phần B giúp đóng rắn bề mặt sơn giúp tăng độ bền và khả năng chịu lực cho bề mặt nền nhà trong suốt quá trình sử dụng.

Thành phần của sơn Epoxy 2 thành phần

Ngoài việc tìm hiểu về sơn epoxy 2 thành phần là gì thì việc nắm rõ các thành phần của sơn cũng là điều mà các bạn cần quan tâm. Sơn epoxy thường được sản xuất với 5 thành phần cơ bản như chất kết dính, bột màu, phụ gia, dung môi và chất độn. Mỗi thành phần sẽ đóng một vai trò riêng giúp đem đến hiệu quả tuyệt với cho lớp sơn.

Thành phần của sơn Epoxy 2 thành phần
Thành phần của sơn Epoxy 2 thành phần
  • Chất kết dính: Đây là chất giúp tạo nên khả năng kết dính cho tất cả các loại bột và màu. Từ đó tạo nên khả năng bám dính tốt trên bề mặt thi công.
  • Chất độn: Đây là thành phần giúp cải thiện một số tính chất của sơn như độ cứng, độ lắng, khả năng thi công, thời gian khô… Trên thị trường hiện nay có một số loại chất độn phổ biến được sử dụng để pha với sơn epoxy như Carbonate, Oxide titane, Kaoline…
  • Dung môi: Đây là thành phần có khả năng pha loãng sơn và hòa tan nhựa. Để lựa chọn loại dung môi phù hợp thường thì người ta sẽ dựa vào đặc tính nhựa có trong sơn.
  • Bột màu: Thành phần này có vai trò chính là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Bột màu trong sơn epoxy 2 thành phần thường được sử dụng là loại bột mịn với 2 loại đó là bột tự nhiên và bột tổng hợp
  • Phụ gia: Trong sơn Epoxy, thành phần phụ gia chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng có vai trò không kém phần quan trọng. Đây là yếu tố giúp tăng hiệu quả bảo quản sơn cũng như ảnh hưởng không ít đến tính chất của màng sơn.
  • Phụ gia: Thành phần này chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong sơn epoxy nhưng có vai trò không kém phần quan trọng. Đây là thành phần giúp tăng khả năng bảo quản sơn cũng như ảnh hưởng lớn đến tính chất của màng sơn.

Cách pha sơn Epoxy 2 thành phần

Để đảm bảo chất lượng lớp sơn epoxy khi thi công sơn nền nhà xưởng thì bạn cần phải đặc biệt chú ý pha sơn đúng cách và tỉ lệ như khuyến cáo của nhà sản xuất. Điều này quyết định rất lớn đến chất lượng của sơn epoxy.

Các pha sơn khá là đơn giản các bạn chỉ cần thực hiện như sau:

  • Đầu tiên các bạn tiến hành khuấy đều phần sơn hay còn được gọi là phần A.
  • Sau đó đổ phần B (phần đóng rắn) vào phần A. Lưu ý là phải đổ từ từ, chậm rãi để sơn có thể trộn đều.
  • Tiếp theo sử dụng máy khuấy sơn chuyên dụng để có thể trộn đều 2 thành phần A và B lại.
  • Nếu sơn sau khi pha xong vẫn còn đặc, gây khó khăn trong việc thi công thì bạn có thể sử dụng thêm dung môi để pha vào sơn. Lưu ý không nên pha quá nhiều dung môi vào sơn sẽ làm sơn bị loãng và ảnh hưởng đến chất lượng sơn. Tỉ lệ pha tốt nhất không được vượt quá 10%.

Mua sơn epoxy 2 thành phần ở đâu?

Nếu các bạn có nhu cầu mua sơn epoxy thì có thể tham khảo qua công ty Hoàng Gia. Epoxy Hoàng Gia là một trong những đơn vị chuyên cung cấp và thi công sơn epoxy được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Liên hệ ngay với Epoxy Hoàng Gia theo số 0903 493 498 để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi hỗ trợ tư vấn và báo giá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hình ảnh tác giả

admin