Start-up bắt đầu từ đâu?
Views: 371
Start-up hay khởi nghiệp là chủ đề không mới và cũng sẽ không bao giờ cũ với người trẻ chúng ta. Các công ty start-up tại Việt Nam thành công phải kể đến Foody, Cốc Cốc, Tiki,…..những “kì lân vàng” của làng start-up.
Có được thành công như ngày hôm nay các doanh nghiệp đã đang và sẽ vượt qua các thử thách từ thị trường cạnh tranh biến đổi khôn lường trong hiện tại và tương lai thêm vào đó là định hướng, điều hành và quản lý. Vậy thì để con đường nào đưa họ đến thành công liệu đó có là động lực tiếp lửa cho bạn sẵn sàng bước ra lập một start-up cho riêng mình.
Hành trang của một Start-up
Để hỏi bước đầu tiên để thành lập start-up có rất nhiều câu trả lời. Nhưng đa số là một ý tưởng kinh doanh hợp thời “đẹp – độc – lạ” đi kèm theo đó là tiền và rất nhiều tiền. Tiền vốn có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể, những “ông chủ” thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; từ vốn vay; hoặc cũng có thể đến từ cha đẻ của những ý tưởng trên hoặc những nhà đầu tư đến từ mọi lĩnh vực, và điển hình là các Shark Tank – thương vụ bạc tỷ một trong những chương trình truyền hình thực tế kêu gọi vốn đầu tư dành cho các start-up tại Việt Nam.
Để biết được hành trang bạn cần phải có một hành trình. Hành trình của mỗi doanh nghiệp start-up là khác nhau. Tuy nhiên có những bước đi bất di bất dịch mà doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện đầu tiên để khởi đầu và công nhận sự hiện diện của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Về mặt pháp lý cần những thông tin và giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ thủ tục để đăng kí thành lập doanh nghiệp. Hiện nay để hỗ trợ chính xác, tiết kiệm chi phí và thời gian đã có những dịch vụ thành lập công ty trọn gói. Đây sẽ là giải pháp tối ưu ở những bước đầu tiên trên con đường start-up.
Hành trình start-up tiến hóa thành “kỳ lân”
Sau đây là những giai đoạn tiến hóa của một kỳ lân start-up. Hãy xem đây là một lộ trình tham khảo để biết được doanh nghiệp bạn đang ở đâu trong giai đoạn nào của hành trình tương lai:
Giai đoạn 1 – Định hướng
Đây là giai đoạn những ý tưởng đầu tiên được vẽ lên hoàn thiện. Cần được đầu tư kỹ lưỡng vì đây là bước khởi đầu quan trọng sẽ là con thuyền quyết định đưa bạn đến thành công hay thất bại trong chiến lược lâu dài về sau.
Giai đoạn 2 – Thử thách
Sau khi kết thúc giai đoạn định hướng, hãy chuẩn bị tinh thần vì nơi đây là quãng thời gian thử thách. Đã có hơn 80% các doanh nghiệp không thể vượt qua. Vì ở giai đoạn này các doanh nghiệp sẽ dần nhận ra những sai lầm và yếu tố tác động xấu đến doanh nghiệp và ý tưởng ban đầu. Để trở thành 20% còn lại trong các start-up thành công tại Việt Nam hãy nhanh chóng định hướng, điều chỉnh sao cho phù hợp với thị trường cạnh tranh ngày nay.
Giai đoạn 3 – Hoà nhập
Chào mừng bạn bước đến giai đoạn phục giai đoạn phục hồi sau khó khăn của các Startup. Bạn bước được đến giai đoạn này có đồng nghĩa với việc bạn đã vượt qua được 2 vòng thi đầy cam go và thử thách trên. Và cũng đồng nghĩa với việc các thành viên làm việc ăn ý và hiểu nhau hơn. Công ty bắt đầu có doanh thu hoặc không bị thua lỗ quá nhiều. Các mục tiêu trong ngắn hạn dần đạt được, công ty sẽ hướng đến việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân sự để phục vụ cho các kế hoạch “dài hơi”.
Giai đoạn 4 – Phát triển
Chúng ta hay gọi đây là giai đoạn trong mơ tuy nhiên hãy biến nó thành sự thật vì ở giai đoạn này những kế hoạch, mục tiêu dài hạn được đặt ra. Bộ máy doanh nghiệp dần hoàn thiện đi vào một guồng quay nhịp nhàng và hiệu quả. Kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ nhân sự đã được phát triển và giúp công ty có bước phát triển rất nhanh sớm trở thành kỳ lân trong tương lai.
Hầu hết Doanh nghiệp mạnh đều phát triển từ kinh doanh sản phẩm của họ và làm giàu từ doanh thu. Một lưu ý là trước tiên, Doanh nghiệp cần đảm bảo quá trình bắt đầu kinh doanh tuân theo theo luật pháp Việt Nam. Ví dụ, một Doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm cần xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm để hợp pháp hóa kinh doanh sản phẩm.
Lộ trình của kỳ lân start-up khá ngắn gọn trong 4 giai đoạn nhưng bắt tay vào thực tế không hề đơn giản. Có start-up thành công thì chắc chắn sẽ có những start-up thất bại. Trở thành kỳ lân là cả một quá trình nỗ lực của toàn bộ lực lượng doanh nghiệp thêm vào đó là những yếu tố vĩ mô bên ngoài. Hãy nhớ rằng không có áp lực sẽ không có kim cương và không có thử thách sẽ không có kỳ lân.