Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Đoan Ngọ? Cách cúng Tết Đoan Ngọ

Views: 554 

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ truyền thống của người Việt. Năm 2023, Tết Đoan Ngọ là ngày nào vào thứ mấy là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người biết và nhớ có ngày này đều đã hiểu hết lịch sử, cội nguồn hay giá trị của cái Tết này. Đây nên là thứ mà mọi người quan tâm chú ý. Trước khi tìm hiểu về Tết đoan ngọ là ngày nào thì hãy xem qua nguồn gốc ra đời của Tết đoan ngọ.

Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ 

Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau vụ thu hoạch, nông dân ăn mừng vì được mùa nhưng sâu bọ năm đó lại kéo về xơi hết cây trái và thực phẩm đã hái, nhiều người đau đầu không biết làm cách nào để có thể thoát được loại sâu bọ này thì đột nhiên có một ông lão từ đâu bước vào tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng từng nhà làm một đàn cúng nhỏ giản đơn có hoa quả và thức ăn, sau đó ngồi trước nhà để vận động thể lực. 

Tết Đoan Ngọ là ngày nào? 
Tết Đoan Ngọ là ngày nào?

Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau là sâu bọ đàn lũ té ngã hết. Lão ông cũng bảo rằng: Sâu bọ hằng năm đến ngày này đều hung hãn, mỗi năm vào đúng ngày này hãy làm theo những điều ta đã dạy thì sẽ diệt trừ được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã biến đâu mất. Để ghi nhớ điều này, dân chúng đặt tên ngày hôm nay là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi đây là “Tết Đoan ngọ” và giờ cúng thường vào khoảng giữa giờ Ngọ. 

Trái ngược quan điểm trên thì nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ hiện cũng có những ý kiến khác nhau. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ cái chết của Khuất Nguyên – một vị quan nước Sở. 

Do Khuất Nguyên vì can ngăn vua Sở không nên tin vào nước Tần không thành và bị đày đi xa xứ, ông đã ôm đá nhảy xuống sông Mịch La tự tử vào ngày mùng 5.5 âm lịch. Đời vua sau tiếc thương nên chuẩn bị đồ tế lễ rồi đem ra sông thả xuống nước. 

Ông hiện về nói đồ tế lễ bị cá ăn sạch nên nhà vua đã cho gói bánh và cột chỉ nhiều màu thả xuống nước ông cho cá sợ không ăn. Từ đó dần thành ra tục lệ, có cả lễ hội đua thuyền rồng của Trung Quốc vào dịp này mỗi năm. Tuy rằng vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Tại sao có tết đoan ngọ?” nhưng cứ vào ngày này người dân vẫn sẽ bày biện lễ cúng.

Tết Đoan Ngọ là ngày nào?

“Tết Đoan Ngọ là ngày nào?” là câu hỏi thắc mắc của nhiều người.Tết Đoan Ngọ thường có cách gọi khác là Tết Đoan Dương và chỉ tổ chức vào khoảng giờ Ngọ của ngày mồng 5 tháng 5 Âm lịch mỗi năm. Ở Việt Nam, ngày Đoan Ngọ có tên gọi là “tết giết sâu bọ”. Hiểu cơ bản thì đây là ngày ra quân săn bắt côn trùng và diệt trừ những con sâu bọ có hại trên cây cối.

Những điều thú vị ngày Tết Đoan Ngọ 
Những điều thú vị ngày Tết Đoan Ngọ

Ngoài ra cũng có quan niệm cho rằng ngày này lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Còn được gọi là ngày “Vía Bà”, thờ Linh sơn Thánh Mẫu trên núi Bà Đen. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:

Tháng Năm ngày tết Đoan Dương,

Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.

Còn đối với các vùng đồng bằng Sông Cửu Long gọi nó là ngày “nước quay”, bởi vì cứ theo thông lệ mỗi năm khi nước từ thượng lưu chảy xuống phần nước mình thì nước sông trở nên đỏ đục và có những xoáy nước. Và năm nào cũng thế, ngày này có thể xem là ngày khởi đầu của các đợt lũ hàng năm. 

Kết luận Tết Đoan Ngọ là ngày nào? Tết Đoan Ngọ 2023 mồng 5 tháng 5 Âm lịch sẽ rơi vào khoảng thứ Năm ngày 2/6/2023. 

Chúng ta có nên cúng Tết Đoan Ngọ hay không?

Tết Đoan Ngọ là một trong các ngày lễ cổ truyền có giá trị văn hoá lớn. Ngày lễ không những chỉ tổ chức ở Việt Nam mà còn xuất hiện tại nhiều nước châu Á khác như Trung Quốc, Triều Tiên và Hàn Quốc. Vào ngày “Tết diệt sâu bọ” có những tập tục gắn bó cuộc sống của người dân, vì vậy con cái cho dù có phải đi đâu cũng sẽ trở về nhà sum họp. 

Hội đua thuyền rồng vào Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc
Hội đua thuyền rồng vào Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ đối với mỗi gia đình 

Ngày này là dịp để diệt côn trùng và thờ phụng gia tiên. Là ngày lễ sum họp trọn vẹn nhất tính từ sau Tết Nguyên Đán vì có những tập tục gắn bó với cuộc sống của con người. 

Thường tiến hành các nghi thức diệt sâu bọ và thắp nhang cầu mong mưa thuận gió hoà, trúng vụ. Nghĩa là lúc quả trên thân hay lá trên cành đang trổ bông kết trái và cúng lễ gia tiên cùng đất trời nhằm cầu mong một mùa màng tốt tươi. 

Ngày này là dịp người dân cúng tế nhằm báo hiệu một thời tiết mới và mừng mùa màng sạch sẽ, tốt tươi hơn cũng như cầu mong bình yên. 

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam vẫn có thể kéo dài đến hôm nay 

Trong tháng này sẽ có 9 ngày mà thân thể con người bị tổn hao sinh khí, 9 ngày này gọi là Cửu Độc đó là mùng 5, mùng 6, mùng 7, ngày rằm, ngày 16, ngày 17, ngày 25, ngày 26 và ngày 27 Âm lịch. Vào những ngày này cần hết sức thận trọng, tránh sát sinh, nên ăn thanh đạm, giảm bớt vị chua tăng vị đắng để bổ gan bổ thận, nên tĩnh duỡng nghỉ ngơi, cân bằng tâm khí để hòa hợp với tự nhiên. Đcặ biệt là ngày 5/5 là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ.

Chính là những việc làm ý nghĩa mà bao nhiêu đời qua thì ngày tết này vẫn có sự tiếp nối và lưu giữ nhiều vẻ đẹp truyền thống của ông cha chúng ta đã ngàn đời nay. Nó không hẳn là là nghi lễ nhưng cũng bày tỏ sự tri ân, ghi nhớ những điều mà ông cha chúng ta đã thực hiện và ghi nhớ công đức của họ. Không những thế con cháu lại có được 1 ngày nữa tụ họp đại gia đình để bên người thân hạnh phúc và sum vầy vào ngày giữa năm này. 

Bánh tro món ăn không thể thiếu trên mâm cúng 
Bánh tro món ăn không thể thiếu trên mâm cúng

Những bước cúng Tết Đoan Ngọ 

Đây tuy không phải lễ lớn như Tết Nguyên Đán nhưng cũng có sự trang nghiêm nhất định. Do vậy cần có những sự chuẩn bị chu đáo. 

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ đặt ở đâu? 

Mâm cúng thường đặt trên bàn thờ gia tiên theo nghi lễ cúng gia tiên thông thường. Nếu mong muốn xua tan sâu bệnh, ước mong con người, vật nuôi, cây trồng tươi tốt, khỏe mạnh thì có thể đặt ngoài trời. Có thể bày ở trong nhà và cả ở ngoài để khấn tạ trời đất, thần linh phù hộ cho mùa màng bội thu. Các lễ vật trên mâm cúng phải đẹp và đặt ngay ngắn, thắp nến xung quanh. Thắp hương như những ngày cúng tổ tiên khác.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đặt trong nhà 
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đặt trong nhà

Cúng tết đoan ngọ gồm những gì ?

Mâm cúng mùng 5 tháng 5 Tết Đoan Ngọ thường có những vật phẩm sau:

  • Hương, hoa, vàng mã.
  • Rượu nếp.
  • Nước.
  • Các loại hoa quả: Mận, dưa hấu, vải, chuối, hồng xiêm.
  • Thịt vịt.
  • Bánh tro (bánh gio).
  • Chè.
Đây là món ăn không thể thiếu vào ngày tết Đoan Ngọ của người miền Nam
Đây là món ăn không thể thiếu vào ngày tết Đoan Ngọ của người miền Nam

Tuỳ theo tập tục và tập quán của mỗi vùng miền mà gia đình có thể lựa chọn những lễ vật để cúng lên ông bà, tổ tiên vào dịp Tết Đoan Ngọ khác nhau. 

Mâm đồ cúng Tết Đoan Ngọ 
Mâm đồ cúng Tết Đoan Ngọ

Văn khấn khi cúng Tết Đoan Ngọ 

Sau khi dâng mâm lễ lên bàn thờ thì thắp đủ 3 nén nhang và rót 3 ly nước nhỏ đầy. Sau đó đọc bài văn khấn Tết Đoan Ngọ với giọng mạch lạc, rõ tiếng.

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

  • Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
  • Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:……

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, mùng 5 tháng 5 năm Qúy Mão 2023

Gặp tiết ngày Tết Đoan Ngọ năm Qúy Mão 2023, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó, chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án. Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.

Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.

Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.

Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con thân cung khang khái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Thông qua bài viết trên, chúng tôi mong các bạn sẽ hiểu thêm về Tết Đoan Ngọ và nhớ được Tết Đoan Ngọ là ngày nào, sẽ biết được rằng mình có cần cúng Tết này hay không. Mặc dù đây không phải là ngày lễ lớn nhưng Tết Đoan Ngọ cũng là một ngày rất đặc biệt trong năm. Hãy thu xếp công việc để sum họp gia đình cùng bên nhau cầu mong an lành, chúc nhau nhiều may mắn, đem đến cho nhau nhiều niềm hạnh phúc ngọt ngào khi ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch sẽ cận kề bạn nha.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hình ảnh tác giả

admin