Chi tiết thủ tục thành lập công ty cổ phần năm 2024
Views: 359,258
Hiện nay, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Nếu bạn đang có ý định thành lập công ty cổ phần và mong muốn tìm hiểu về các thủ tục thành lập. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp chi tiết về các thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam năm 2024 để giúp bạn có thể tiếp cận thị trường kinh doanh đầy tiềm năng này một cách dễ dàng và thành công.
Đặc điểm Công ty cổ phần
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020, Công ty cổ phần viết tắt Công ty CP là một doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ là vốn được chia thành nhiều phần bằng nhau và gọi là cổ phần.
- Cổ đông có thể là các cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần. Một công ty phải có số lượng cổ đông ít nhất là 3 và không giới hạn số lượng tối đa.
- Cổ đông chỉ có trách nhiệm chịu về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Cổ đông sẽ có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác, trừ một số trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của bộ luật này.
- Công ty có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
- Công ty Cổ phần có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Chi phí thành lập công ty trọn gói
Điều kiện để thành lập công ty cổ phần
Điều kiện về tên công ty cổ phần
Một số điều kiện tiêu biểu về tên công ty như sau:
- Tên Doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc gia.
- Không sử dụng tên cơ quan của nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội,… để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Điều kiện về trụ sở công ty
Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp chính là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định bao gồm số nhà, hẻm, ngách, phố, ngõ phố, đường, thôn, xóm, ấp, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Các công ty cổ phần có thể chọn bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào mà không bị cấm theo quy định pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình đăng ký thành lập công ty cần chú ý đến các ngành nghề có và không có điều kiện để thực hiện đúng các thủ tục pháp lý.
- Các ngành nghề không có điều kiện là những ngành mà pháp luật không yêu cầu các doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng.
- Các ngành nghề có điều kiện là những ngành mà việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong ngành đó phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng.
Điều kiện về vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số tiền mà cổ đông cam kết đóng góp hoặc đã đóng góp vào công ty trong một khoảng thời gian nhất định, và được ghi trong Điều lệ của công ty. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với phần vốn điều lệ mà nó đã đăng ký.
Vốn pháp định là mức tiền tối thiểu mà pháp luật quy định một doanh nghiệp phải có để thành lập. Vốn pháp định được áp dụng đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Điều kiện về số lượng cổ đông góp vốn
- Một công ty cổ phần phải có ít nhất số lượng 3 cổ đông sáng lập và không giới hạn cổ đông tối đa.
- Các cổ đông phải thỏa mãn đủ các quy định chung của Luật Doanh nghiệp 2020.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần
Căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản quy định khác về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần theo quy định.
- Vốn điều lệ của công ty cổ phần.
- Danh sách các cổ đông sáng lập.
- Danh sách các cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với những cổ đông là tổ chức nước ngoài.
- Bản sao của Văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện của cổ đông là tổ chức.
- Nêu không phải là người đại diện theo pháp luật thì cần giấy ủy quyền.
- Bản sao của các loại giấy tờ cá nhân như sau:
Đối với cổ đông là cá nhân hoặc người đại diện theo ủy quyền cần thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần như:
- Công dân Việt Nam: CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu.
- Người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc các loại giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Đối với các cổ đông là tổ chức, hồ sơ thành lập công ty sẽ phải có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương
Đối với cổ đông là các nhà đầu tư nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần cần phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Quy trình và thủ tục thành lập công ty cổ phần
Nếu bạn vẫn mơ hồ chưa biết cách thành lập công ty cổ phần như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tham khảo quy trình đơn giản gồm 4 bước dưới đây để hoàn tất thủ tục thành lập công ty cổ phần.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần, các cá nhân. doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như đã được đề cấp rõ ở phần trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sở kế hoạch và đầu tư sẽ là cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Thời gian: 03 ngày tính từ ngày nhận hồ sơ. Khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp cơ quan từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cơ quan đó phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cũng như các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Bước 3: Khắc con dấu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp được quyền tự quyết định về số lượng, hình thức và nội dung của con dấu. Tuy nhiên, con dấu phải thể hiện đầy đủ thông tin về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp để đảm bảo tính thống nhất và chính xác.
Bước 4: Công bố thông tin doanh nghiệp
Các công ty, doanh nghiệp sẽ tiến hành các công việc cuối cùng để hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần, các hoạt động cần thực hiện để đảm bảo tuân thủ các quy định về thuế như sau:
- Đặt bảng hiệu tại trụ sở công ty để phục vụ cho việc kiểm tra của cơ quan thuế.
- Mua chữ ký số để có thể nộp tờ khai thuế môn bài và giao dịch với cơ quan thuế.
- Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu và đặt in hóa đơn GTGT để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về thuế.
Với những thông tin chi tiết thủ tục thành lập công ty cổ phần trong bài viết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các doanh nhân, nhà đầu tư và những người quan tâm đến lĩnh vực này. Việc thành lập công ty cổ phần cần thực hiện đúng thủ tục và quy trình, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư, công ty và cả nền kinh tế nói chung. Chúc các bạn thành công trong việc thành lập công ty và phát triển kinh doanh của mình.