Người bị tiểu đường ăn táo được không?

Views: 511 

Các loại trái cây người bị bệnh tiểu đường nên ăn? Người bệnh tiểu đường ăn táo được không? Tiểu đường thai kỳ ăn táo được không? Hãy cùng chúng tôi xem bài viết dưới đây nhé!

Bệnh tiểu đường có ăn táo được không?

Người bị tiểu đường ăn táo được không? Táo là một trong những loại trái cây được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, trong táo chứa nhiều vitamin C, chất xơ và các chất chống oxy hoá. Tuy nhiên, táo có chứa carbohydrate nên có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sau khi ăn. Những táo cũng được xem là loại trái cây phù hợp với người bệnh tiểu đường do các nguyên nhân sau:

  • Chất xơ trong táo giúp ổn định đường huyết: Một quả táo trung bình chứa 25 gam carbohydrate nhưng 4.4 g trong số đó là chất xơ. Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu các dạng đường trong táo, giúp đường máu tăng chậm, đồng thời làm ổn định đường trong máu sau ăn. Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra, chất xơ giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết, giúp chống lại bệnh tiểu đường type 2.
  • Đường trong táo chủ yếu là đường fructose: Việc sử dụng fructose thay thế cho glucose hoặc sucrose sẽ làm lượng đường trong máu sau ăn tăng ít hơn. Ngoài chất xơ thì polyphenol cũng là một hợp chất có trong táo, cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm lượng đường trong máu.
Người bị tiểu đường ăn táo được không?
Người bị tiểu đường ăn táo được không?
  • Táo giúp làm giảm đề kháng insulin: Ở bệnh tiểu đường type 1 thì tuyến tụy của người bệnh không sản xuất đủ insulin, trong khi người tiểu đường type 2 lại sản xuất nhiều insulin dẫn đến lượng máu của người bệnh vẫn ở mức cao. Ăn táo thường xuyên đã được chứng minh là giúp giảm tình trạng kháng insulin từ đó dẫn đến giảm lượng đường trong máu. Điều này là do polyphenol trong vỏ táo giúp kích thích tuyến tụy tiết ra insulin và giúp tế bào của cơ thể hấp thu đường.
  • Các chất chống oxy hóa trong táo giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Các chất chống oxy hóa có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe cho con người như là khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính. Tại sao lại có tác dụng tốt như vậy là do trong quả táo có một lượng dồi dào các chất chống oxy hóa như quercetin, axit chlorogenic, phlorizin,…Các chất chống oxy hóa trong táo có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ ăn táo mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 thấp hơn 28% so với những phụ nữ không ăn táo.

>>>> Tham khảo: chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ ăn táo được không?

Những mẹ bầu tiểu đường thai kỳ ăn táo cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:

  • Axit hữu cơ trong táo có thể gây tăng tiết axit trong dạ dày, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, mẹ bầu cần tránh ăn táo vào buổi tối trước khi đi ngủ để hạn chế đầy bụng, khó tiêu.
  • Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn mỗi ngày 1 quả táo và nên ăn vào bữa phụ,  hoặc cách bữa chính từ 1 – 2 tiếng để đảm bảo ổn định đường huyết.
  • Mẹ bầu nên ăn táo cả vỏ và cần hạn chế uống nước ép táo vì chúng chứa nhiều đường, ít chất xơ, gây tăng đường cho bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Táo xanh ít đường và calo hơn táo đỏ. Do đó, mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ưu tiên ăn táo xanh.

Bị tiểu đường ăn táo tàu được không?

Hàm lượng chất xơ trong táo tàu cao nên việc ăn táo tàu cho người tiểu đường là tốt. Chất xơ trong táo tàu so cùng khẩu phần ăn với chuối thì lượng chất xơ gấp 3 lần, để tiêu hoá được chất xơ thì mất khá nhiều thời gian vì vậy ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn và chất xơ cũng giúp bạn no hơn các loại carbohydrate khác và lợi cho tiêu hoá.

Bị tiểu đường ăn táo tàu được không?
Bị tiểu đường ăn táo tàu được không?

So với táo tàu tươi, táo tàu khô có chứa nhiều đường hơn. Do đó, bạn cần kiểm soát đến lượng táo tàu bạn ăn. Người bệnh đái tháo đường có thể ăn táo tàu an toàn bằng cách:

  • Thêm 1-2 quả táo tàu khô vào hỗn hợp hạt và trái cây sấy khô.
  • Thêm 1 quả táo tàu khô lên trên món yến mạch nướng nhưng không để thêm các chất tạo ngọt.
  • Đối với táo tàu tươi, bạn có thể cắt nhỏ và thêm vào món salad, bột yến mạch hoặc sữa chua không đường.

Tiểu đường có ăn được táo đỏ khô không?

Để trả lời thắc mắc về “Tiểu đường có ăn được táo đỏ khô không?” thì đầu tiên cần tìm hiểu táo đỏ khô có hàm lượng như thế nào?

Tiểu đường có ăn được táo đỏ khô không?
Tiểu đường có ăn được táo đỏ khô không?

Trong táo đỏ khô chứa hàm lượng chất xơ cao, lượng calo thì thấp vì thế mà chúng có thể dùng để làm thực phẩm lành mạnh và giảm cân. Ngoài ra carbs trong táo đỏ cũng cung cấp năng lượng cho cơ thể và có tác dụng ngăn cản việc tăng đường trong máu. Việc ăn táo đỏ khô thường xuyên còn làm cải thiện độ nhạy với insulin và giảm kháng insulin của tế bào. 

Tiểu đường ăn táo đỏ được không?

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn táo xanh thay vì ăn táo đỏ. Nguyên nhân là vì táo xanh chứa ít đường, nhiều chất xơ do đó không khiến lượng đường huyết trong cơ thể bạn tăng cao.

Còn táo đỏ mặc dù chứa hàm lượng chất xơ khá cao, ít chất béo bão hòa, Cholesterol hay Natri tốt cho tim mạch nhưng nó lại chứa nhiều đường và lượng calo cao hơn táo xanh nên đối với người bị tiểu đường thì được khuyên không nên dùng.

Táo xanh tốt hơn cho người bệnh tiểu đường
Táo xanh tốt hơn cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn táo sao cho đúng cách?

Một số cách ăn táo để phù hợp cho người bệnh tiểu đường

  • Ăn toàn bộ: Để nhân được tất cả những lợi ích từ quả táo, hãy ăn tất cả đương nhiên là trừ hạt ra nhé.
  • Không nên dùng nước ép táo: Như đã phân tích nước ép không tốt như là ăn trực tiếp trái táo, vì nó có lượng đường cao hơn và thiếu chất xơ và các chất quan trọng của táo đều nằm trong phần vỏ táo.
  • Khuyến cáo: Chỉ nên ăn một quả táo mỗi ngày đối với người tiểu đường vì khi ăn quá nhiều có thể làm tăng đường trong máu.
  • Dùng nhiều loại trái cây hàng ngày: Kết hợp nhiều loại trái cây khác nhau với một lượng phù hợp hàng ngày có thể giúp giữ ổn định cho đường trong máu của bạn.

Một số lựa chọn hoa quả cho người tiểu đường

Để không làm tăng lượng đường đối với người bệnh thì một số lưu ý cho người bệnh dùng trái cây như sau:

  • Không ăn nhiều một loại trái cây nhất định mà nên dùng nhiều loại trái cây để lượng đường trong các chất ổn định với nhau.
  • Hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp vì nó chứa khá nhiều đường trong các loại trái cây đã chế biến.
  • Ăn trái cây xa các bữa ăn chính khoảng cách là 2 tiếng để không nạp quá nhiều lượng đường một lúc, nhưng không được thay thế bữa ăn chính.
  • Nên vừa ăn vừa tự “nghe ngóng” bản thân bởi cơ thể mỗi người thường phản ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người.
Một số loại trái cây nên chọn
Một số loại trái cây nên chọn
  • Nên ăn trái cây cắt miếng, không dùng nước ép vì nước ép không phải là thức uống lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường, thậm chí cả những loại nước ép đóng hộp có ghi nhãn là không đường. Nước trái cây là một trong những nguyên nhân làm lượng đường trong máu tăng cao đột ngột. Việc nhai bằng miệng làm cơ thể hấp thụ dần lượng đường đưa vào, nếu có sự gia tăng hàm lượng đường nó cũng diễn ra chậm hơn. Ngoài ra việc ăn hoa quả trực tiếp còn làm tăng hàm lượng chất xơ cho cơ thể, giúp chống táo bón, giảm mỡ máu….
  • Chỉ nên ăn tối đa 3 lần trái cây mỗi ngày để lượng đường trong máu không bị tăng cao.

Tham khảo: Ăn gì trước khi ngủ phù hợp cho người tiểu đường?

Vậy “bị bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì?” hay “bệnh tiểu đường nên ăn quả gì?” Thì sau đây là một số loại trái cây tốt cho sức khoẻ người bị tiểu đường: trái bơ, dâu tây, mâm xôi đen, cam, bưởi, đào, lựu, lê, ổi, ớt chuông….nhưng bạn không nên ăn quá nhiều để có thể kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể gây khó chịu cho hệ tiêu hoá và giảm nguy cơ đột quỵ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hình ảnh tác giả

Đông Chí