Tổng hợp các thông tin cần biết về đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Views: 392 

Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ là một trong những việc làm rất quan trọng và cần thiết để cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình. Việc đăng ký này còn giúp khách hàng được độc quyền sử dụng sản phẩm đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Cùng tìm hiểu các thông tin cần biết về đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ngay.

Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ là gì?

Khái niệm

Đăng ký sở hữu trí tuệ là thủ tục hành chính được chủ sở hữu thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp tài sản trí tuệ, Cục sở hữu trí tiệp sẽ tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu trí trí tuệ của chủ sở hữu, thẩm định đơn đăng ký, ghi nhận đơn đăng ký trên hệ thống đăng bạ quốc gia và cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu.

đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
Đăng ký sở hữu trí tuệ là thủ tục hành chính được chủ sở hữu thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ.

Lợi ích

Các cá nhân, doanh nghiệp đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ giúp tăng cường thúc đẩy hoạt động quảng bá thương hiệu của mình, đồng thời cũng tạo sự tin tưởng trong mối quan hệ với các đối tác. Bên cạnh đó, việc đăng ký này cũng giúp doanh nghiệp được bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép các quyền sở hữu trí tuệ đó, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh sản xuất.

Đặc biệt trong nền kinh tế tri thức sâu rộng và hội nhập thị trường như hiện nay, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đã trở thành một việc bắt buộc phải làm để bảo vệ và phát triển quyền lợi của cá nhân, tổ chức. Đồng thời cũng là cơ sở cho việc xây dựng sự uy tín đối với đối tác, khách hàng và người tiêu dùng.

Phân loại

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ như sau: 

  • Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
  • Bởi vì các tài sản trí tuệ là kết quả của cả quá trình tư duy, sáng tạo nên dù những tài sản này không quy ra được giá trị vật chất cụ thể nhưng lại mang lại giá trị tinh thần to lớn và cũng mang lại những giá trị lợi ích khác mà cá nhân, doanh nghiệp cần.

Thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ trải qua các bước sau:

Bước 1: Xác định sản phẩm đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Việc xác định và phân loại đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ là việc quan trọng nhất. Đóng vai trò quyết định để việc đăng ký có thể tối đa được quyền của sản phẩm và đúng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Ví dụ: Logo, thương hiệu sẽ thuộc đối tượng đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc các giải pháp sẽ thuộc đối tượng đăng ký sáng chế.

Bước 2: Xác định cơ quan tiến hành thủ tục hành chính đăng ký sở hữu trí tuệ

Việc xác định cơ quan hành chính đảm nhận công tác bảo hộ phụ thuộc vào đối tượng cần bảo hộ sở hữu trí tuệ là đối tượng nào. Cụ thể như sau:

  • Quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm thuộc công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các quyền tác giả và các quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền Tác Giả.
  • Quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các giống cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

Tùy thuộc vào đối tượng cần bảo hộ mà sẽ có các loại hồ sơ cần thiết khác nhau.

Đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký của một trong các đối tượng sau: sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp ( theo mẫu của Cục SHTT): 2 bản.
  • Mẫu nhãn hiệu đình kèm với kích thước 8cm x 8 cm (áp dụng đối với việc đăng ký nhãn hiệu): 5 bản.
  • Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo bản chụp sản phẩm đăng ký – Áp dụng đối với đăng ký kiểu dáng công nghiệp: 2 bản.
  • Bản mô tả sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có), yêu cầu bảo hộ sáng chế (trường hợp đăng ký sáng chế): 2 bản.
  • Bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ (trường hợp đăng ký giải pháp hữu ích): 2 bản.
  • Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.

Đối với quyền tác giả và quyền liên quan tác giả, hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả.
  • Giấy cam đoan của tác giả sáng tác ra tác phẩm.
  • Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm.
  • Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm.
  • Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả.
  • Chứng minh thư nhân dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Văn bản đồng ý của các tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả.
  • Bản tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan: 2 bản.

Đối với các giống cây trồng, hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng ký giống cây trồng.
  • Ảnh chụp kèm tờ khai về kỹ thuật.
  • Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho việc đăng ký trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký.
  • Tài liệu khác như tài liệu chứng minh quyền của người nộp đơn, quyền được chuyển giao,…
đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ khác nhau tùy vào các đối tượng cần đăng ký.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan đăng ký

Sau khi hoàn thành xong chuẩn bị hồ sơ, cá nhân, tổ chức sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan tiến hành thủ tục hành chính đã xác định.

BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU SBLAW là đại diện sở hữu trí tuệ được Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam thuộc Bộ Khoa Học Công Nghệ chứng nhận. Bảo Hộ Thương Hiệu có mạng lưới hoạt động rộng khắp chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn và đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Liên hệ hotline 0904340664 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

hình ảnh tác giả

admin