Tìm hiểu cấu tạo của dàn lạnh điều hòa
Views: 1,049
Dàn lạnh là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của một chiếc điều hòa. Nếu thiếu thành phần này, máy sẽ không thể thực hiện chức năng làm mát hoặc sưởi ấm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cấu tạo của dàn lạnh điều hòa cũng như chức năng và nguyên lý hoạt động của thiết bị này nhé!
Dàn lạnh điều hòa là gì?
Nhiệt độ môi trường ngày càng tăng cao cũng là lúc máy lạnh được sử dụng ngày càng phổ biến hơn. Đặc biệt vào mùa hè, nhu cầu lắp đặt điều hòa càng tăng cao. Tuy nhiên, không ít người đang thắc mắc về thành phần chủ yếu tạo nên máy lạnh bao gồm những bộ phận nào? Trước khi đi vào phần chính cấu tạo của dàn lạnh điều hòa, chúng ta sẽ tìm hiểu trước khái niệm của nó.
Dàn lạnh điều hòa được xem là thiết bị quan trọng không thể thiếu nếu muốn máy lạnh có thể hoạt động bình thường. Nó thường lắp trong phòng kín giúp làm mát hoặc sưởi ấm không khí. Bộ phận này chủ yếu được làm từ đồng hoặc nhôm có khả năng tản nhiệt tốt. Bên trong máy chứa gas điều hòa có tác dụng giúp máy làm lạnh.
Cấu tạo của dàn lạnh điều hòa
Để hoàn thiện một máy điều hòa gồm hai thành thành không thể thiếu là dàn nóng và dàn lạnh. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu đến bạn cấu tạo chủ yếu của dàn lạnh điều hòa. Các thành phần chủ yếu cấu tạo nên dàn lạnh bao gồm:
- Vỏ bảo vệ: Đây là phần bao bọc bên ngoài dàn lạnh. Vỏ chủ yếu làm bằng nhựa có tác dụng bảo vệ các bộ phận bên trong của thiết bị tránh những tác động mạnh từ bên ngoài.
- Tấm lưới lọc: Bộ phận này có nhiệm vụ lọc sạch các tạp chất, bụi bẩn từ không khí bên ngoài lẫn vào. Chính vì vậy, lượng không khí từ dàn lạnh thổi ra có mức nhiệt thấp hơn và sạch hơn so với bên ngoài hút vào.
- Quạt dàn lạnh: Đây là linh kiện quan trọng của một chiếc điều hòa. Những chiếc quạt này nằm sau tấm lưới chỉnh hướng gió có nhiệm vụ làm mát cho toàn bộ hệ thống. Ngoài ra, quạt dàn lạnh giúp tản nhiệt và làm hạn chế bụi bẩn bám vào máy lạnh.
- Cánh quạt dàn lạnh: Nhờ cánh quạt hoạt động mà lượng gió trong phòng đi qua lưới lọc để loại bỏ lớp bụi bẩn và thổi ra ngoài.
- Bo mạch điều khiển: Đây được xem là bộ phận trung tâm của dàn lạnh. Bo mạch có nhiệm vụ tiếp nhận các thông tin từ thiết bị cũng như phản hồi tín hiệu điều khiển động cơ hoạt động.
- Dàn đồng tản nhiệt: Với đặc tính nhẹ, mềm và dễ cán mỏng, nhôm được dùng phổ biến trong chế tạo ống dẫn gas điều hòa. Dàn đồng tản nhiệt có khả năng làm lạnh cao ngay khi hoạt động trong môi trường có khí hậu khắc nghiệt.
Chức năng và nguyên lý hoạt động của dàn lạnh điều hòa
Chức năng của dàn lạnh
Dàn lạnh điều hòa có nhiệm vụ giúp máy lạnh thực hiện chính năng chính của nó là làm mát không khí trong phòng. Nhiệt độ không khí được hấp thụ qua dàn lạnh sau đó tỏa ra môi trường bên ngoài. Theo định luật bảo toàn năng lượng, không khí không bị mất đi mà được chuyển lại vào môi trường thông qua thiết bị làm mát của máy lạnh.
Sau khi hấp thụ nhiệt, dung môi chất lạnh ở trạng thái hơi được chuyển tới máy nén đến áp suất cao để đổi sang chất lỏng. Lúc này, dung môi ở nhiệt độ rất cao đưa qua dàn nóng để làm mát bằng việc tản nhiệt ra môi trường ở các lá nhôm và quạt dàn nóng. Chính vì vậy, nhiệt độ môi chất xuất ra từ dàn nóng thấp hơn rất nhiều lần so với trước khi tới dàn nóng.
Nguyên lý hoạt động của dàn lạnh điều hòa
Hiểu được cấu tạo của dàn lạnh điều hòa sẽ giúp chúng ta dễ dàng hình dung nguyên lý hoạt động của chúng. Nguyên tắc hoạt động của một dàn lạnh cơ bản được tiến hành như sau:
- Khi nút khởi động được bật, quạt của dàn lạnh sẽ lên đèn tín hiệu. Lúc này, bạn có thể chọn mức nhiệt độ mong muốn thông qua bảng điều khiển. Khi nhiệt độ mới được kích hoạt, nhiệt độ trong phòng trở nên cao hơn. Chính vì vậy, bạn nên cài đặt nhiệt độ máy lạnh thấp hơn nhiệt độ thực tế để thiết bị tỏa ra không khí như ý muốn.
- Ngay lúc này, cục nóng được cấp điện thông qua vỉ mạch giúp quạt ở dàn nóng và máy nén hoạt động. Nhờ vào sự chênh lệch áp suất, lượng gas di chuyển qua ống mao chuyển từ dạng hơi thành dạng lỏng.
- Gas di chuyển qua ống đồng và được chuyển vào dàn lạnh. Lúc này, quạt của dàn lạnh có nhiệm vụ hút hơi từ gas và thổi không khí ra bên ngoài. Nhờ vậy mà chúng ta cảm nhận được hơi mát.
Một số lưu ý khi lắp dàn lạnh điều hòa
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều dàn lạnh với cấu tạo khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ về cấu tạo cơ bản cũng như nguyên lý hoạt động của từng dàn lạnh để đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
Bạn nên lựa chọn vị trí lắp dàn lạnh phù hợp. Nên cố định dàn lạnh chắc chắn trên tường, chọn vị trí thông thoáng, rộng rãi để hơi lạnh lan tỏa xung quanh. Lưu ý không nên đặt dàn lạnh sát nền nhà vì như vậy sẽ vô tình làm cho không khí lạnh chìm xuống dưới, không khí nóng tỏa lên cao làm cản trở hoạt động của thiết bị.
Để dàn lạnh có độ bền lâu, tuổi thọ cao, bạn nên thường xuyên vệ sinh toàn bộ máy lạnh. Chính vì vậy, nên làm sạch dàn lạnh định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần tùy theo tần suất sử dụng và môi trường nhiều hay ít bụi. Nếu không có quá nhiều thời gian để vệ sinh máy, bạn có thể lựa chọn các dịch vụ uy tín bên ngoài.
Như vậy chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu về khái niệm, chức năng cũng như cấu tạo của dàn lạnh điều hòa. Đây là thiết bị vô cùng cần thiết của mỗi gia đình hiện nay. Chúng tôi mong rằng qua bài viết này bạn có thể lựa chọn cho mình dàn lạnh điều hòa phù hợp với chất lượng cao.