Dòng điện cảm ứng và dòng điện xoay chiều là gì ?

Views: 617 

Dòng điện cảm ứng là gì?

Dòng điện cảm ứng là gì?
Mô hình thí nghiệm tạo ra dòng điện cảm ứng

Dòng điện cảm ứng hay còn gọi là cảm ứng điện từ là một hiện tượng được xảy ra khi từ trường sinh ra dòng điện. Hiện tượng xuất hiện khi từ thông đi qua một mạch kín bị biến đổi. Cảm ứng điện từ là một trong những phát hiện quan trọng của thế kỷ khi nó đưa con người chuyển từ năng lượng hóa thạch sang sử dụng năng lượng điện. Và người có công phát hiện ra sự cảm ứng của điện tử đầu tiên trên thế giới là nhà vật lý nổi tiếng Michael Faraday năm 1831.

Cảm ứng điện từ xuất hiện khi nào?

Hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi nào? Theo nguyên cứu của Michael Faraday và các nhà vật lý thì dòng điện cảm ứng được sinh ra lúc từ thông qua mạch biến thiên.

Vậy từ thông là gì? Từ thông hay thông lượng từ trường nói một cách đơn giản thì đây là một đại lượng đo lường phổ biến trong vật lý. Nó biểu thị lượng từ trường đi qua một diện tích, giới hạn bởi một đường tròn kín.

Dòng điện cảm ứng có phải dòng điện xoay chiều không?

Dòng điện xoay chiều có chiều và cường độ thay đổi tuần hoàn và theo một chu kỳ nhất định. Hai nhà vật lý Nikola TeslaOttó Bláthy đã phát minh ra nó. Dòng điện xoay chiều được tạo ra từ các nhà máy phát điện hoặc từ các máy phát điện xoay chiều. Ngoài ra, nó còn được biến đổi từ nguồn điện một chiều bởi các bộ nghịch lưu có các thyristor.

Dòng điện xoay chiều gây ra 3 tác dụng chính gồm: tác dụng nhiệt; tác dụng quang; tác dụng từ. Tại hộ gia đình và các cơ quan, có thể dùng các máy phát điện chạy dầu giá rẻ để tạo ra điện xoay chiều dùng có các thiết bị khi bị cúp điện.

Về cơ bản, nguyên tắc để ta tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Vì vậy có thể nói dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng.

Tần số dòng điện xoay chiều

Tần số của dòng điện được biểu thị với đơn vị Hz, là số lần tái diễn trạng thái cũ của dòng điện. Dòng điện xoay chiều đang sử dụng ở Việt Nam có tần số là 50Hz. Việt Nam sử dụng tần số dòng điện là 50Hz thay vì 60Hz như một số quốc gia vì:

Dòng điện tần số 60Hz yêu cầu các thiết bị cần có cách điện cao hơn và điều này sẽ dẫn đến tốn kém hơn. Không chỉ vậy, dòng điện tần số 60Hz yêu cầu cần sụt áp cao hơn và đường dây tải điện cũng phải lớn hơn. Điều này yêu cầu số lượng vật liệu lớn hơn và cần phải chi nhiều ngân sách hơn để xây dựng hệ thống lưới điện.

Ngoài ra, Việt Nam đang tập trung phát triển công nghiệp năng lượng điện mặt trời. Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện trong nước, sản lượng điện dư thừa còn có thể xuất khẩu. Lúc này việc xuất khẩu điện sẽ dễ dàng hơn khi đa số các quốc gia trên thế giới có tần số dòng điện là 50Hz.

Tuy nhiên, ta không thể kết luận dòng điện tần số 50Hz tối ưu hơn so với 60Hz. Vì điện 60Hz có một số ưu điểm khác so với 50Hz. Nhất là trong tiêu chí an toàn điện.

Cách sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

Hộ gia đình

Tắt nguồn các thiết bị khi không sử dụng;

Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng có nhãn năng lượng như đèn compact, các thiết bị như tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa không khí có công nghệ inverter tiết kiệm điện.

Cách sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

Hạn chế sử dụng sử dụng các thiết bị có mức tiêu thụ điện năng lớn trong khung giờ cao điểm.

Điều chỉnh nhiệt độ máy điều hòa hợp lý, kết hợp thường xuyên vệ sinh máy để tiết kiệm năng lượng tốt hơn.

Hộ sản xuất và kinh doanh, dịch vụ

Tắt các thiết bị điện không cần thiết.

Thay thế các bóng đèn chiếu sáng sang đèn tiết kiệm năng lượng. Hạn chế các đèn và bảng hiệu quảng cáo.

Đối với các nhà kho lớn nên ưu tiên lựa chọn các quạt thông gió thay cho điều hòa nhiệt độ.

Lên kế hoạch sản xuất và kinh doanh hợp lý để hạn chế sử dụng nhiều điện trong khung giờ cao điểm.

Lưu ý sử dụng điện an toàn

Để sử dụng điện an toàn bạn cần ghi nhớ 13 biện pháp an toàn khi sử dụng điện sau.

Lưu ý sử dụng điện an toàn

– Lắp đặt cầu chì và cầu dao điện đúng cách giúp ngăn ngừa chập điện, cháy nổ.

– Chỉ chọn các thiết bị điện đạt chuẩn có nguồn gốc rõ ràng để phòng tránh sự cố rò rỉ điện, gây nguy hiểm.

– Lắp đặt ổ điện, công tắc, cầu chì, cầu dao tại những nơi khô ráo để tránh bị giật điện do rò rỉ điện.

– Tuyệt đối không đến gần các tụ điện thế hoặc nơi có điện thế cao có cảnh báo nguy hiểm.

– Hạn chế sử dụng các thiết bị điện như smartphone trong khi thiết bị đang sạc.

– Tránh lắp đặt các thiết bị điện ở nơi ẩm ướt.

– Lắp đặt dây tiếp đất cho các thiết bị điện công suất lớn như tủ lạnh, máy giặt,… để phòng chập điện và gây cháy nổ nhất là khi có giông bão.

– Sử dụng các thiết bị điện có nguồn gốc rõ ràng đã được thẩm định chất lượng bởi các cơ quan uy tín.

– Kiểm tra hệ thống điện định kỳ, tắt các thiết bị không sử dụng, không để ở chế độ chờ để hạn chế cháy nổ. Thay thế các dây dẫn và các đồ dùng điện khi thấy dấu hiệu hư hỏng.

– Cúp cầu dao điện, rút dây cáp, dây an-ten, dây mạng, tắt công tắc và rút tất cả các thiết bị điện trong nhà để đảm bảo an toàn khi ngập nước, trời mưa to hay có sấm sét.

– Kiểm tra độ an toàn điện của các thiết bị điện định kỳ và bảo dưỡng thiết bị thường xuyên.

– Khi tiết hàn sửa chữa điện hay kiểm tra nguồn điện cần trang bị bảo hộ cách điện hạ thế đầy đủ để đảm bảo an toàn.

– Riêng đối với các kỹ thuật viên ngành điện cần được đào tạo bài bản, và biết cách xử lý khi gặp sự cố tai nạn điện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hình ảnh tác giả

admin