Quy trình bảo trì, bảo dưỡng xe nâng
Views: 576
Bảo trì và bảo dưỡng là hai công việc vô cùng quan trọng trong việc bảo quản và sử dụng xe nâng, giúp kéo dài thời gian sử dụng, giảm hư hại, trục trặc trong quá trình sửa dụng, tạo sự thuận tiện cho công việc.
Nhưng quy trình bảo trì, bảo dưỡng xe nâng như thế nào? Hãy cùng xem bí quyết dưới đây:
Cách bảo dưỡng xe nâng hoạt động bằng dầu/xăng/gas
- Vệ sinh lọc gió sau khi đã sử dụng xe khoảng 70 giờ.
- Thay dầu máy sau khi sử dụng 250 – 300 giờ liên tục (dựa vào số giờ hiển thị trên đồng hồ tắp lô xe).
- Nhớt máy: 40, thay 8 lít nhớt/lần. Sau 2 lần thay nhớt thì nên thay lọc nhớt.
- Đối với lọc dầu thì sau khoảng 1000 giờ sử dụng nên thay một lần.
- Sau 2000 giờ sử dụng, bạn nên kiểm tra nhớt thủy lực. Khi thấy nhớt chuyển sang màu đen, bạn nên thay nhớt mới. Mỗi lần thay khoảng 50 lít.
- Nhớt hộp số sử dụng là nhớt 90, sau khi sử dụng khoảng 20.000 giờ ta nên thay nhớt hộp số.
- Cần thường xuyên kiểm tra dầu thắng. Nếu thấy đổi màu, bạn nên thay dầu thắng mới để đảm bảo an toàn. Dầu sử dụng là dầu Dot 3 hoặc Dot 4.
- Sau mỗi lần bảo dưỡng, chúng ta phải bơm mỡ cho xe và vô nhớt xích nâng, đồng thời phải vô nhớt cho tất cả bạc đạn bánh xe.
Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra xe nâng thường xuyên mỗi buổi sáng trước khi vận hành như sau:
- Kiểm tra nhớt máy.
- Kiểm tra nước ở két nước.
- Kiểm tra dầu thắng, đèn, còi,…
- Kiểm tra hệ thống các ống nhớt thủy lực, xích nâng,…
Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện/ngồi lái
- Vệ sinh khô, dùng xăng, dầu hóa chất để tẩy vết dơ, gỉ sét bên ngoài xe.
- Vệ sinh bình acquy. Sau đó kiểm tra bình nước, châm bình acquy nếu thiếu nước.
- Kiểm tra hệ thống sạc bình. Một khi bình đầy, hệ thống sẽ tự ngắt. Nếu chức năng này hư sẽ ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của bình.
- Bơm mỡ vào bánh xe cũng như các bộ phận chuyển động của thiết bị.
- Kiểm tra hệ thống thủy lực, van, nhớt thủy lực, ống dẫn nhớt. Nếu phát hiện bị thiếu thì châm thêm. Trong trường hợp nhớt thủy lực không sử dụng được thì phải thay thế.
- Kiểm tra động cơ chạy và động cơ nâng hạ, sau đó bơm mỡ bò vào nhông, bạc đạn, cơ cấu chuyển động, xích.
- Vệ sinh các board, mạch điện tử và kiểm tra các đầu nối dây điện, socket để xem có hiện tượng hư hỏng thì phải thay thế hoặc có biện pháp cách điện tốt nhất.
- Kiểm tra hệ thống đèn, còi, thắng.
- Kiểm tra chuyển động của hệ thống trợ lực lái, bơm dầu mỡ vào hệ thống trợ lực lái.
Những lưu ý trong cách bảo trì, bảo dưỡng xe nâng
- Với các bình nồng độ axit, khi nồng độ đạt tới thông số 1.25 – 1.28, bạn nên tiến hành châm thêm axit nếu axit bị loãng hoặc cần châm thêm nước cất nếu axit trong bình đặc.
- Thắng xe: Khi thắng xe có dấu hiệu không ăn, bạn nên tiến hành kiểm tra dầu thắng hoặc tăng bố thắng.
- Với các vỏ xe hoạt động theo tần suất cao hơn 3ca/ngày thì bạn nên thay vỏ xe sau nửa năm hoạt động.
Trên đây là quy trình bảo trì, bảo dưỡng xe nâng bạn có thể tham khảo để xe hoạt động tốt nhất, phục vụ cho công việc hiệu quả, nâng cao hiệu suất lao động.