Bàn về văn hóa tâm linh của người Việt xưa và nay

Views: 1,364 

Tất cả các hiện tượng ảnh hưởng lên đời sống tâm linh con người sẽ hình thành ra văn hoá tâm linh. Cũng giống như các vấn đề trong cuộc sống thì văn hoá tâm linh cũng có những mặt tích cực và tiêu cực, do đó phải có một góc nhìn nhận khách quan, khoa học để có sự xử lý phù hợp nhằm phát huy được mặt tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực của văn hóa tâm linh đến đời sống xã hội. 

Văn hóa tâm linh là gì? 

Theo đó nhiều ý kiến nhận định rằng, văn hoá tâm linh thực chất là các hiện tượng liên quan tới linh hồn của con người sau khi qua đời. Đây là một quá trình liên kết và thậm chí còn được thể hiện bởi nhiều yếu tố mang tính thần bí, dị thường. 

Bên cạnh đó, khái niệm văn hoá tâm linh cũng hàm chứa được các giá trị tinh thần vô cùng phong phú và mang tính bao quát của cuộc sống con người. Đặc biệt, văn hoá tâm linh được biểu hiện khá rõ nét qua cách thờ phụng của người Việt. 

Thờ cúng ông bà tổ tiên
Thờ cúng ông bà tổ tiên

Văn hoá tâm linh cũng là nơi nương tựa vững vàng trên phương diện tinh thần. Nó có thể xoa dịu được nỗi đau đớn và những tổn thương, mang đến sự tin tưởng vào các giá trị cao quý, đạo đức và nhân văn qua việc giúp đỡ con người chiến thắng các mối lo sợ. Qua đó mang đến cảm giác thư thái và thăng bằng cho tinh thần. Có thể nói nhân tố tâm linh thực sự đã tạo ra độ bền và sức mạnh cho nền tảng tinh thần của con người, dân tộc.

Nét đẹp của văn hóa tâm linh 
Nét đẹp của văn hóa tâm linh

Văn hóa tâm linh của người Việt 

Dù xưa hay nay văn hóa tâm linh của người Việt vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, ngày nay con người sống trong thời đại đối mới tiên tiến hơn nên sẽ có những thay đổi nhất định về văn hóa tâm linh trong đời sống. 

Văn hóa tâm linh trong đời sống sinh hoạt 

Thường ngày chúng ta vẫn thấy được đôi nét về văn hóa tâm linh của người Việt thông qua những sinh hoạt thường nhật như việc thờ cúng tổ tiên. Dù gia đình ở cập bậc nào, từ giàu đến bình dân thì trong nhà sẽ có một nơi để thờ cúng tổ tiên. Giàu thì nơi thờ cúng sẽ được trang hoàn hơn và có thể có khu vực riêng dành để thờ cúng còn bình dân thì sẽ thờ luôn ở phòng khách bình dị thân thuộc. Văn hóa tâm linh ở đây là thông qua các hình thức lễ nghi, cúng bái. 

Bên cạnh đấy tín ngưỡng tâm linh cũng biểu hiện qua việc thờ cúng những vị thánh. Việc thờ cúng không những với gia tiên mà với văn hoá dân gian như thờ động vật và cây cỏ. Cùng với đó là thờ ông tổ nghề và dòng họ, thờ phật, thờ Thánh… Từng vùng miền và mỗi một dân tộc đều có những đặc điểm riêng biệt về việc thờ cúng. 

Tính chất tín ngưỡng của đời sống tâm linh người dân Việt Nam mình khá rõ. Trong lúc hệ thống tôn giáo tiếp tục mở rộng theo thời gian thì cùng với việc đó văn hoá cũng trở thành yếu tố chính trong cuộc sống tâm linh của con người.

Văn hóa tâm linh gắn với tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa

Nước Việt Nam với 54 dân tộc sinh sống thì mỗi một người đều có những bản sắc văn hoá riêng biệt. Và văn hoá tâm linh cũng vì thế nên có sự thể hiện riêng với người miền núi thờ thần sông và thần núi. Những người miền biển thờ thần mặt trăng, thần gió và thần nước. Người vùng đồng bằng, trung du thờ thần đất, thần cây. Cũng chính vì vậy nên có sự giao thoa tín ngưỡng tôn giáo của nhiều dân tộc. 

Bên cạnh đấy, số lượng tôn giáo khác tại Việt Nam cũng khá phong phú. Từ phật, hồi giáo, Hoà Hảo và Tin Lành đến Cao Đài. Ngoài ra cũng như khá đông người Việt Nam có tôn giáo khác. Mỗi một tôn giáo đều có văn hoá tâm linh khác nhau. Mỗi một tôn giáo có nguồn gốc và cách thức tiếp nhận của nước mình cũng khác nhau nhưng sự tiếp nhận văn hoá của dân tộc Việt Nam cũng có sự khác biệt. Do đó, mà văn hoá tâm linh gắn bó với mỗi một tôn giáo đều có điểm độc đáo riêng biệt. đặc biệt của đời sống tâm linh. 

Văn hóa tâm linh hiện đại qua du lịch tâm linh

Đời sống tâm linh từ xa xưa đã thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống mỗi người Việt Nam. Nó cũng được phản ánh thông qua những sinh hoạt tâm linh trong đời sống thường ngày… Giữa dòng vội vã của đời sống hiện đại những nghi lễ cổ truyền luôn được duy trì. Cũng là một nét đặc sắc của đời sống văn hoá tâm linh. 

Du lịch tâm linh là một trong các hoạt động khá phổ biến ở Việt Nam ngày nay. Nó đi kèm với các giá trị cả phi vật thể và truyền thống. con người gắn chặt với lịch sử, văn hoá và tâm linh… Du lịch tâm linh không chỉ mang lại cho khách du lịch sự trải nghiệm. Nó cũng mang lại nhiều giá trị tốt đẹp về tâm linh đối với từng con người. 

Thông qua phát triển các điểm du lịch tâm linh quốc gia để người dân Việt Nam ngày càng gần gũi hơn nữa với cộng đồng thế giới. Hơn thế nữa còn mang đến giá trị cho bản thân mỗi người Việt. Với việc duy trì loại hình du lịch tâm linh đã góp phần kích thích kinh tế đất nước tăng trưởng. 

Văn hóa tâm linh trong cộng đồng

Hình thành từ văn hoá dân gian nên người Việt có tín ngưỡng bách thần “thần cây đa, ma cây gạo”, tượng trưng cho các sức mạnh tâm linh trong những sự việc chưa thể lý giải được là các đấng thần. Thế giới thần linh bao gồm thần Sông, thần Lửa, thần Nước, thần Mây, thần Sấm Sét… 

Ngoài ra cũng có các thần Trời, thần Đất và thần Nhân duyên… vì có người xấu người lành nên mỗi bậc thần cũng có thần Tài và thần Lộc, có phép thuật hay cứu người và cũng có linh hồn chuyên hãm hại người. 

Văn hóa tâm linh của người Việt thể hiện qua các lễ hội 
Văn hóa tâm linh của người Việt thể hiện qua các lễ hội

Do tác động của văn hoá Á Đông nên thế giới cõi âm cũng được tưởng tượng theo một kiểu cấu trúc khác: trên có Ngọc Hoàng Thượng Đế, có các ông Thần bề tôi với nhiều cơ quan cai quản, giữa có thế giới người trần mắt thịt và dưới mặt đất có Diêm Vương đảm nhiệm việc xử lý những tội lỗi của con người trần gian. 

Người Việt tin rằng người xấu sau cái chết sẽ được xét xử, ai tốt sẽ được đến thiên đàng hoặc địa ngục để được đầu thai, có kiếp sau hạnh phúc còn ai xấu sẽ bị trừng trị và đời con cháu lại phải khổ. những vong linh của tổ tiên, của cha mẹ sẽ ở bên con cháu để che chở, phù hộ cho con cháu. 

Với quan điểm “trần sao âm vậy” nên mới có nhiều tập tục để lại của cho người chết, mang theo người chết quần áo và những vật dụng khác hay việc hoá tro cũng là cách thức nhằm “tiếp tế” cho người chết. 

Văn hóa đốt vàng mã cho người đã khuất
Văn hóa đốt vàng mã cho người đã khuất

Văn hóa tâm linh khác mê tín dị đoan 

Văn hóa tâm linh là nhu cầu của xã hội. Mác đã từng nói “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” dùng đúng liều nó sẽ trở thành liều thuốc quý để cứu chữa bệnh nhưng nếu dùng quá nó sẽ là liều thuốc độc. Do đó, có thể thấy văn hóa tâm linh và mê tín dị đoan chỉ cách nhau một đường ranh mỏng. 

Luật pháp Việt Nam về văn hóa tâm linh 

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa IX của Đảng ta khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Điều 3, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016) quy định: 

  1. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 
  2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân”.

Điều 320, Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

  1. người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: Làm chết người; thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Văn hóa tâm linh và mê tín dị đoan

Văn hoá tâm linh và những hoạt động văn hoá tâm linh sẽ không đạt tới mục đích tốt đẹp và giá trị thiêng liêng của nó nếu nó bị lợi dụng cho các mục đích kinh doanh, hoặc bị tôn sùng ở mức độ cuồng tín, cực đoan của một nhóm tổ chức hay cá nhân nào đó. Trong thực tế, hiện tượng lợi dụng những hoạt động văn hoá tâm linh nhằm thu lợi bất chính như “buôn thần”, “bán thánh” tại một số địa phương của một số nước không phải không diễn ra, và báo chí cũng đã thông tin rộng rãi về hiện tượng trên.

Từ tín ngưỡng đến mê tín dị đoan 
Từ tín ngưỡng đến mê tín dị đoan

Thậm chí, do nhận thức sai lệch giá trị của sinh hoạt văn hoá có tính chất tâm linh mà nhiều người dân đã trở nên mê tín dị đoan. Họ nghĩ rằng, chỉ cần cúng bái và giải hạn là đã giải những tai ương, bệnh tật do bản thân tạo nên hay cúng lễ vật quá nhiều thì thần linh mới chứng giám. họ điều này đã đưa lại sự biến dạng của văn hoá tâm linh của người Việt và gây nhiều hệ quả tiêu cực. 

Qua bài viết hẳn bạn có thể thấy được văn hóa tâm linh của người Việt đa dạng và phong phú đến dường nào nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Tuy nhiên khi áp dụng văn hóa tâm linh ở một mức độ đủ sẽ xoa dịu đi những điều mất mát chúng ta gặp phải. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hình ảnh tác giả

admin