7 nguyên tắc kế toán cơ bản và quan trọng cần nắm vững
Views: 126,575
Đối với một nhân viên kế toán nào khi bắt đầu sự nghiệp đều cần phải nắm rõ được các nguyên tắc kế toán cơ bản trong suốt quá trình thực hiện hạch toán và báo cáo tài chính cho công ty. Với bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn 7 nguyên tắc kế toán cơ bản mà nhân viên kế toán cần phải nắm vững.
Nguyên tắc kế toán là gì?
Nguyên tắc kế toán là những hướng dẫn cơ bản về các quy định và chuẩn mực chung mà những nhân viên trong ngành kế toán phải thực hiện và áp dụng vào trong công việc hạch toán.
Những nguyên tắc này dành cho các doanh nghiệp và tổ chức thực hiện các công việc hạch toán và báo cáo tài chính. Nhằm mục đích đảm bảo báo cáo tài chính được nhất quán trung thực và có thể so sánh được thông tin tài chính của công ty. Đồng thời, còn giúp giảm thiểu tình trạng gian lận trong việc báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Các nguyên tắc kế toán cơ bản này luôn không ngừng được hoàn thiện để có thể phù hợp với thời đại cũng như mang lại hiệu quả và lợi ích tốt nhất cho người thực hiện báo cáo.
7 nguyên tắc kế toán cơ bản cần nắm vững
Hiện nay, có 7 nguyên tắc cơ bản của kế toán được thừa nhận mà một kế toán viên cần nắm vững.
Nguyên tắc Cơ sở dồn tích
Nguyên tắc cơ sở dồn tích quy định về nghĩa vụ tài chính, kế toán của doanh nghiệp có liên quan đến các tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và doanh thu chi phí,…
Nguyên tắc này cần phải ghi chép các thông tin kế toán một cách cẩn thận vào trong sổ kế toán tại thời điểm phát sinh và không căn cứ vào thời điểm thực tế thu chi hoặc tương tự.
Đối với các báo cáo tài chính thì sẽ được lập trên nguyên tắc cơ sở dồn tích để giúp cho người đọc có thể nắm rõ tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
Như vậy, nguyên tắc này sẽ giúp cho kế toán viên ghi chép lại các nghiệp vụ kinh tế ngay khi phát sinh giao dịch thay vì đợi vào thực tế thu chi.
Nguyên tắc hoạt động liên tục
Tất cả các báo cáo tài chính đều phải dựa trên cơ sở giả sử doanh nghiệp đó đang và sẽ tiếp tục hoạt động sản xuất trong tương lai gần.
Đối với các trường hợp khác với giả định trên thì báo cáo tài chính cần được lập sẽ phải dựa trên cơ sở khác và phải có lời diễn giải thỏa đáng về cơ sở mới.
Đối với nguyên tắc kế toán này, các kế toán viên không được lập quá các tài khoản dự phòng và phải làm theo đúng nguyên tắc hoạt động. Đối với các tài khoản dự phòng, không được phép đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu nhập này sẽ không thấp hơn giá trị của các khoản phải trả.
Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu và thu nhập khi chắc chắn được các bằng chứng có khả năng tạo ra các lợi ích kinh tế. Các chi phí ghi nhận được có thể chứng minh về khả năng phát sinh ra chi phí.
Nguyên tắc giá gốc
Tài sản của một công ty sẽ được ghi nhận dựa trên nguyên tắc giá gốc. Giá gốc chính là giá mà công ty đó phải trả để sở hữu tài sản đó.
Nguyên tắc giá gốc sẽ được tính dựa trên số tiền hay các khoản giá trị tương đương với số tiền đã thực hiện thanh toán, cần phải trả hoặc được tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó xác định tại thời điểm mà tài sản được ghi nhận.
Kế toán viên sẽ không được tự ý điều chỉnh khi giá gốc tài sản đó thay đổi, trừ các trường hợp khác được quy định ở trong điều khoản riêng.
Nguyên tắc phù hợp
Nguyên tắc phù hợp là nguyên tắc phải dựa trên sự tương thích giữa chi phí và doanh thu. Người ghi nhận các khoản doanh thu phải đưa ra các khoản chi phí liên quan tương ứng.
Nếu người ghi nhận một khoản doanh thu thì phải đưa ra được một khoản chi phí tương ứng liên quan đến. Khoản chi phí tương ứng với doanh thu này bao gồm có khoản chi phí kỳ trước hay là chi phí liên quan tới doanh thu kỳ đó.
Từ phần chi phí này sẽ giúp cho công ty có thể phân tích một cách chính xác về phần thu nhập phải chịu thuế của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để kế toán viên có thể tính thuế thu nhập của doanh nghiệp cần nộp cho nhà nước.
Nguyên tắc nhất quán
Nguyên tắc nhất quán là yếu tố cần thiết nhất trong một kỳ kế toán giữa các chính sách và phương pháp kế toán do công ty áp dụng.
Nếu như có xảy ra bất kỳ sự thay đổi nào của chính sách hoặc phương pháp kế toán thì doanh nghiệp cần phải báo cáo giải trình lý do và các yếu tố tác động đến sự thay đổi đó.
Nguyên tắc thận trọng
Nguyên tắc này quy định các kế toán viên phải đưa ra các phán đoán, xem xét và cân nhắc cẩn trọng để lập ra ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn.
Các kế toán viên khi thực hiện không nên lập các khoản dự phòng quá lớn, doanh nghiệp cũng không nên đánh giá quá mức giá trị tài sản và thu nhập cũng như không thấp hơn so với các khoản phải trả và chi phí.
Các phần doanh thu và thu nhập sẽ được ghi nhận lại khi kế toán viên có bằng chứng chắc chắn cũng như xác thực về khả năng thu lợi nhuận cũng như có bằng chứng xác thực về khả năng phát sinh ghi nhận chi phí.
Nguyên tắc trọng yếu
Nguyên tắc trọng yếu được thể hiện qua việc phụ thuộc vào tính chất và độ quan trọng của thông tin, cũng như các sai sót trong hoàn cảnh cụ thể.
Nếu xảy ra tình trạng thiếu thông tin hoặc các thông tin không chính xác, có thể dẫn đến sai lệch trong báo cáo tài chính. Tính trọng yếu của thông tin sẽ cần được xem xét ở cả 2 yếu tố định tính và định lượng.
Thông qua nội dung 7 nguyên tắc kế toán cơ bản trên chúng tôi hy vọng có thể giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc ghi chép nghiệp vụ kế toán và lập báo cáo tài chính. Điều này sẽ giúp họ có thể đưa ra sự phân bổ ngân sách phù hợp dựa trên tình hình tài chính của công ty, từ đó giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm về: https://www.hoancauoffice.vn/dich-vu-ke-toan-thue-tron-goi