Các vấn đề trong xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

Views: 359 

Các trường hợp nào cần xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất? Tham khảo ngay một số VBPL, nếu có vấn đề gì liên hệ ngay với E – chem. 

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại nhiều giá trị cho xã hội tuy nhiên nó cũng đã gây ra nhiều sự cố hóa chất nguy hiểm. Hầu hết các sự cố hóa chất ấy đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh mạng của con người do sự tiếp xúc qua da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa hay từ các tạp chất nhiễm trong đất, nước, thực vật…. Vậy làm thế nào để ngăn chặn, giảm thiểu các sự cố hóa chất? Hiểu rõ điều này, các cơ quan chức năng đã ban hành các quy định về việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất như: Luật hóa chất, Nghị định 113/2017/NĐ-CP,  Thông tư 32/2017/TT-BCT.

Trường hợp cần xây dựng kế hoạch phòng ngừa sự cố hóa chất

Kế hoạch phòng chóng sự cố hóa chất

Xây dựng kế hoạch phòng ngừa sự cố hóa chất

05/08/2013, thông tư số 20/2013/TT-BCT được ban hành, quy định về kế hoạch và phương pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Trong đó có nêu ra các trường hợp phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất: các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm và các dự án, các cơ sở hóa chất có sự thay đổi công suất trong sản xuất cũng như khối lượng cất giữ, quy mô hay có sự thay đổi về số lượng, chủng loại hóa chất với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định trong phụ lục IV đính kèm với nghị định 26/2011/NĐ-CP.

Ngoài ra, còn áp dụng cho các dự án, cơ sở hóa chất có chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất phải xây dựng kế hoạch đồng thời có các chất nằm trong danh mục cần phải xây dựng Biện pháp thì phải xây dựng kế hoạch cho tất cả các hóa chất đó nhưng không phải xây dựng Biện pháp.

Một số trường hợp chỉ cần xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất mà không cần phải xây dựng kế hoạch: các dự án hóa chất, các cơ sở hóa chất có khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại trong một thời điểm ít hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP hoặc trường hợp các hóa chất chưa có khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP đều cần phải xây dựng Biện pháp.

Một số văn bản pháp luật về xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

Kế hoạch phòng chống sự cố hóa chất an toàn

Thực hiện xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất theo quy định pháp luật

Mọi thông tin chi tiết về việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, bạn có thể xem thêm các văn bản pháp luật sau:

  • Nghị định 113/2017/NĐ-CP. Đây là nghị định do Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều trong Luật hóa chất.
  • Thông tư 32/2017/TT-BCT. Thông tư này quy định về kế hoạch và biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất thay thế cho thông tư 20/2013/TT-BTC do Bộ Công thương ban hành.
  • Nghị định 77/2016/NĐ-CP. Nghị định này đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư KD trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm nằm trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Đồng thời, trong điều 8 trong nghị định này bị bãi bỏ.
  • Nghị định 163/2013/NĐ-CP. Đây là nghị định do Chính phủ ban hành, quy định về việc xử phạt hành chính trong hoạt động hóa chất.
  • Cuối cùng, một văn bản pháp luật không thể bỏ qua là Luật Hóa chất – Số: 06/2007/QH12

Đơn vị hỗ trợ xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

Công ty E-chem | Phòng ngừa sự cố hóa chất

E – chem chuyên tư vấn xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, đừng lo! Liên hệ ngay với công ty E – chem. Công ty cổ phần thương mại dịch vụ hóa chất E – chem là một trong những đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất. E – chem luôn tự hào là đơn vị mang lại giá trị tốt nhất. E – chem sẽ tư vấn xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất theo đúng quy định Pháp luật.

Bạn có thể liên hệ với E – chem qua số điện thoại: 078.336.5555 hoặc tại địa chỉ: Số 10b Ngõ 164/7, phố Bồ Đề, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hình ảnh tác giả