Tham khảo cách trích dẫn tài liệu tham khảo cho thạc sĩ

Views: 284 

Tại sao cần biết cách trích dẫn tài liệu tham khảo

Khi thực hiện các bài luận văn, bạn không thể tránh khỏi tình trạng sử dụng nội dung, ý tưởng của các tác giả đi trước. Mặc dù nội dung của bài luận được thực hiện mới 100%, nhưng việc sử dụng tài liệu tham khảo sẽ giúp bài luận của bạn trở nên ý nghĩa, thu hút, có các dẫn chứng và luận cứ thuyết phục hơn.

Tuy nhiên, nếu không biết cách trích dẫn nguồn trong luận văn thì rất dễ bị đánh giá là đạo văn, sao chép. Để tránh tình trạng này, hôm nay viết thuê luận văn thạc sỹ sẽ hướng dẫn các bạn đọc và trích dẫn các tài liệu tham khảo đúng trong bài luận.

Những nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo cần nhớ

Trước khi tìm hiểu cách trích dẫn tài liệu tham khảo, bạn cần nắm rõ các khái niệm sau:

cach-trich-dan-tai-lieu-tham-khao
Khi thực hiện luận văn, đồ án,… thường không thể tránh khỏi tình trạng sử dụng tài liệu tham khảo
  • Tài liệu tham khảo là các tài liệu được sử dụng, trích dẫn và đề cập trong luận văn thạc sĩ, luận án,… mà bạn thực hiện.
  • Trích dẫn tham khảo là sự tôn trọng của bạn đối với những người đi trước đã thực hiện và cung cấp những thông tin, số liệu đó,… Đồng thời, nhằm tăng tính thuyết phục và bảo vệ luận cứ mà bạn đưa ra, tránh trường hợp đạo văn, sao chép từ các ý tưởng, thông tin đó, bạn cần trích dẫn tham khảo. Thông thường, cách ghi trích dẫn trong tiểu luận phổ biến sẽ ở đầu, giữa hoặc cuối câu.

Các hình thức trích dẫn thường được sử dụng

  • Trích dẫn trực tiếp: Trích dẫn nguyên văn một câu, một đoạn, hình ảnh, sơ đồ,… của bản gốc vào bài viết. Khi thực hiện hình thức trích dẫn trực tiếp, bạn cần đảm bảo chính xác từng câu, từng chữ, thậm chí là từng dấu chấm câu. Phần trích dẫn cần được đặt trong ngoặc kép hoặc ngoặc vuông. Tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều câu trích dẫn trực tiếp vì sẽ gây sự nhàm chán, đơn điệu cho bài luận.
  • Trích dẫn gián tiếp: Sử dụng đoạn văn, câu văn, hình ảnh, kết quả hoặc một ý nào đó và diễn đạt lại theo cách viết, cách suy nghĩ của bản thân, nhưng vẫn đảm bảo đúng nội dung chính của bản gốc. Khi sử dụng cách trích dẫn này, cần đảm bảo sự trung thực và tôn trọng nội dung bài gốc.
  • Trích dẫn thứ cấp: Là trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác. Có thể hiểu đơn giản như sau: Người viết muốn trích dẫn nguồn gốc tài liệu từ nguồn A nhưng khi tìm hiểu trực tiếp thì không tìm được bản gốc, chỉ có thể tìm thấy ở tài liệu của tác giả B. Do đó, khi liệt kê tài liệu trích dẫn, sẽ không sử dụng nguồn gốc của tác giả A. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế trích dẫn thứ cấp vì sẽ gây mơ hồ cho người đọc.

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo

cach-trich-dan-tai-lieu-tham-khao
Bạn đã biết trích dẫn tài liệu đúng cách?
  • Sử dụng tài liệu trích dẫn tham khảo trong các phần đặt vấn đề, tổng quan, nghiên cứu, bàn luận,…
  • Khi sử dụng các nguồn trích dẫn cần đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ bài viết. Đây là cách viết trích dẫn trong luận văn mà nhiều người thường không để ý và dễ mắc phải sai lầm.
  • Sau khi trích dẫn, cần liệt kê tài liệu tham khảo ở phần danh mục (ở cuối bài luận văn) và đặt trong ngoặc vuông (hoặc ngoặc kép), ví dụ: (18, 200-210). Trong trường hợp được trích dẫn nhiều nguồn tài liệu khác nhau, cần đặt độc lập trong ngoặc vuông (hoặc ngoặc kép) theo thứ tự tăng dần, ví dụ: (10), (35), (45).
  • Nếu sử dụng trích dẫn hay kết quả nghiên cứu của người khác hoặc của đồng tác giả cần phải dẫn nguồn cụ thể, rõ ràng. Đây là một trong những cách ghi trích dẫn trong tiểu luận mà bạn cần nắm.
  • Khi trích dẫn, không ghi học hàm, học vị hay địa vị xã hội của tác giả vào phần thông tin trích dẫn
  • Lặp lại tài liệu trích dẫn trong phần danh mục
  • Một lưu ý về cách viết trích dẫn trong luận văn là không trích dẫn những chi tiết nhỏ, ý kiến cá nhân hay vấn đề chủ quan, những kiến thức phổ thông

Một vài ví dụ khi trình bày danh mục tài liệu tham khảo

cach-trich-dan-tai-lieu-tham-khao
Những lưu ý khi trích dẫn tài liệu tham khảo
  • Tài liệu là các bài báo trong tạp chí, tập san: Nêu họ tên tác giả, năm xuất bản (trong ngoặc đơn). Nếu bài báo có nhiều tác giả, chỉ ghi tên của 3 tác giả đầu và cộng sự. Nếu lấy trích dẫn trong bài báo, nêu tập tập san (ghi nghiêng), tập (số, không có dấu ngăn cách và đặc trong ngoặc đơn), số trang (gạch nối giữa hai số), chấm dấu kết thúc.

Ví dụ: Nguyễn Kim Sơn, Phạm Hùng Vân, Nguyễn Bảo Sơn và cộng sự (2010). Đột biến gen mã hóa EGFR trong ung thư phổi. Tạp chí nghiên cứu y học, 3, 30-37.

  • Tài liệu tham khảo là một phần trong cuốn sách: Nêu họ tên tác giả (hoặc cơ quan ban hành), năm xuất bản (Đặt trong ngoặc đơn). Tên phần (hoặc chương), tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối câu), lần xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không khi quốc gia), tập, trang.

Trong trường hợp sách có 2 tác giả thì sử dụng chữ “và” khi nối tên tác giả. Nếu có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và sử dụng cụm từ cộng sự.

  • Tài liệu tham khảo là sách: Nêu tên tác giả hoặc cơ quan ban hành, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối câu), lần xuất bản (chỉ ghi mục này ở lần xuất bản thứ hai trở đi), nhà xuất bản, nơi xuất bản.

Nếu sách có 2 tác giả thì sử dụng chữ “và” khi nối tên tác giả. Trong trường hợp có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và sử dụng cụm từ cộng sự.

Chúc các bạn học viên thực hiện luận văn thạc sĩ một cách tốt nhất và biết cách trích dẫn đúng nguồn tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó, nếu bạn là người bận rộn, không có nhiều thời gian để hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất thì có thể sửa dụng dịch vụ viết thuê luận văn thạc sỹ của luanvan247 để được hỗ trợ làm luận văn tốt nhất.

Nếu thấy hữu ích, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hình ảnh tác giả